Artwork

Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.
Player FM - Podcast App
Go offline with the Player FM app!

Fast-déco, « đồ nội thất, vật dụng trang trí nhanh » : Những hệ lụy môi trường, sinh thái và xã hội

10:15
 
Share
 

Manage episode 419629961 series 130291
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.

Tại Pháp, sau Fast-fashion, thời trang nhanh, còn gọi là thời trang « ăn liền », hay thời trang giá rẻ, nay đến lượt Fast-déco, xu hướng « đồ nội thất, vật dụng trang trí nhanh » và giá rẻ bị một số hiệp hội tố cáo vì sản xuất dư thừa, kích thích tiêu dùng quá đà, gây lãng phí, góp phần hủy diệt nhanh chóng tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, cũng như về những tác hại đối với sức khỏe con người và xã hội.

Ngày 14/05/2024, Zero Waste France, một hiệp hội công dân và độc lập, chuyên vận động giảm xả thải và quản lý tài nguyên tốt hơn, chống lãng phí, cùng với tổ chức Les Amis de la Terre (Những người bạn của Trái đất) và Réseau national des ressourceries et recycleries (Mạng lưới quốc gia về tài nguyên và tái chế) đã công bố báo cáo về Fast-déco, xu hướng « đồ nội thất, vật dụng trang trí nhanh », giá rẻ mà họ xem là có phương thức hoạt động và các tác hại tương tự như lĩnh vực Fast-fashion.

Theo báo cáo, từ năm 2017 đến năm 2022, tại Pháp, số vật dụng nội thất và trang trí bán ra thị trường đã tăng vọt từ 270 triệu lên thành hơn 500 triệu. Các chuỗi cửa hàng đồ nội thất nhưIkea, Maison du monde mỗi năm trình làng thêm vài ngàn sản phẩm mới, các sản phẩm chỉ có giá trị ngắn ngày và theo chủ đề, theo mùa như Giáng Sinh, Phục Sinh, Halloween, lễ Tình Nhân 14 tháng Hai ... Rác thải cũng theo đó mà tăng bùng phát, phần lớn lại không được tái sử dụng hay tái chế.

Trên thực tế, không khó để thấy là nhiều chuỗi siêu thị trước đây chủ yếu bán thực phẩm, hàng gia dụng, nhiều hãng thời trang Fast-fashion như Zara, H&M, các trang bán hàng trực tuyến giá rẻ của Trung Quốc như Shein, Temu … cũng « tung hoành » trong lĩnh vực đồ nội thất nhỏ và đồ trang trí.

Để hiểu thêm về tình hình tại Pháp, RFI Tiếng Việt ngày 17/05/2024 phỏng vấn bà Manon Richert, phụ trách về truyền thông của Hiệp hội Zero Waste France, 1 trong 3 hiệp hội ra báo cáo chung về Fast-déco.

RFI : Xuất phát từ đâu mà Zero Waste France có ý tưởng tìm hiểu xu hướng Fast-déco, « Đồ trang trí nội thất nhanh » tại Pháp và những hệ lụy đối với môi trường, sinh thái và xã hội ?

Manon Richert : Ý tưởng tìm hiểu về « đồ nội thất, vật dụng trang trí nhanh » - Fast-déco - thực sự xuất phát từ kinh nghiệm của chúng tôi với tư cách là những công dân. Chúng tôi thấy có rất nhiều đồ nội thất, vật dụng trang trí được bán trong các cửa hàng, cũng như trên mạng internet. Các bộ sưu tập mới được ra mắt rất nhanh thay thế cho các bộ sưu tập cũ ... Điều này rõ ràng đã khiến chúng tôi phải đặt ra nhiều câu hỏi.

Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng các vật dụng trang trí và đồ nội thất được bán trên thị trường ở Pháp đã gia tăng rất nhanh chóng. Chỉ trong vòng 5 năm, số lượng đồ nội thất đồ và vật dụng trang trí được bán trên thị trường ở Pháp đã tăng lên gấp đôi, đồng thời trong vòng 6 năm, từ năm 2014 đến năm 2020, lượng rác thải từ đồ nội thất và vật dụng trang trí cũng đã nhiều gấp 2 lần. Như vậy tức là có mối liên quan thực sự giữa lượng rác thải và số vật dụng trang trí, đồ nội thất được bán ra.

RFI : Vậy nghiên cứu nói trên đã cho thấy những điều gì ?

Manon Richert : Chúng tôi nhận thấy thị trường đồ nội thất ngày nay vận hành theo mô hình giống như thị trường hàng dệt may, quần áo. Thực sự đang diễn ra xu hướng Fast-déco, vật dụng trang trí, nội thất nhanh, tương tự như Fast-fashion, thời trang nhanh (thời trang ăn liền), với sự thay đổi rất nhanh chóng các bộ sưu tập, với các phương thức tiếp thị tới tấp, đặc biệt là trên mạng với phương thức Gamification (tức làphương thức áp dụng các kỹ thuật và nguyên tắc trong trò chơi game, chẳng hạn về cách chơi, luật chơi, tích điểm, bảng xếp hạng, kỷ lục, thăng cấp … nhằm gợi hứng thú, khuyến khích khách hàng tương tác và mua sắm).Như vậy là chúng tathực sự bị cuốn vào trò chơi - mua sắm.

Ngoài ra, họ còn có chiêu hạ thấp chất lượng sản phẩm, đơn giản là để bán những món đồ đó với giá thấp. Tất cả những phương thức này đều có liên quan chặt chẽ với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, và đặc biệt là sự phát triển các video có nội dung theo kiểu mở hộp sản phẩm sau khi mua sắm (Unboxing, Hals) được đăng tải trên mạng xã hội, thực sự nhằm mục đích để khách hàng được khám phá tất cả những gì có thể mua trên các trang bán hàng trực tuyến này và như vậy là chúng ta bị thúc đẩy tiêu dùng.

RFI : Fast-déco chủ yếu liên quan đến thể loại đồ nội thất nào ?

Manon Richert : Số lượng đồ nội thất và vật dụng trang trí bán ra ở Pháp tăng gấp đôi, chủ yếu liên quan đến những món đồ nội thất nhỏ, đại loại như bàn góc, bàn bên sofa (table d’appoint). Không phải vật dụng trang trí nào cũng được tính gộp vào trong những số liệu nói trên. Hiện nay, tại Pháp vòng đời của một số thể loại đồ vật trang trí nội thất như rèm cửa, gối tựa … đã được thống kê, nhưng nhiều loại khác thì chưa, chẳng hạn những món đồ nhỏ, thường là làm từ chất liệu nhựa, đôi khi là gốm sứ, như bình hoa, nến, hoa giả … Số liệu hiện có chưa gồm tất cả những món đồ kiểu như thế này, do đó, chúng ta có thể nói rằng hiện tượng fast-déco trên thực tế thậm chí còn nghiêm trọng hơn những gì các số liệu hiện giờ cho chúng ta biết.

RFI : Báo cáo cũng cho thấy là Fast-déco gây ra nhiều tác hại đối với môi trường, thậm chí là làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ?

Manon Richert : Fast-déco là một thảm họa đối với môi trường, bởi vì theo ADEME, Cơ quan Môi trường và Quản lý Năng lượng của Pháp, đã đo lường tác động của quá trình sản xuất đồ nội thất và các vật dụng trang trí, thì quả thực, từ 50 đến 80% tác động các đồ nội thất đối với môi trường đến từ khâu sản xuất. Mọi người có thể nghĩ rằng do vận chuyển và quá trình giao hàng, nhưng trên thực tế, đối với mặt hàng nội thất thì sản xuất mới là giai đoạn gây tác hại lớn nhất.

Dĩ nhiên là có rất nhiều sản phẩm từ gỗ, mà hoạt động sản xuất không tốt cho môi trường, bởi vì điều đó có nghĩa là có những khu rừng không được quản lý bền vững. Chúng ta cũng ngày càng có nhiều đồ nhựa hơn. Và tương tự, nhựa có tác động rất, rất mạnh đến môi trường ngay từ quá trình sản xuất bởi vì nhựa được sản xuất từ ​​​​dầu lửa. Chúng ta cũng có rất nhiều vật dụng trang trí và đồ nội thất được làm bằng vật liệu hỗn hợp, tức là cần đến nhiều keo dán hơn, những thứ này có thể có hại cho sức khỏe con người. Những chất liệu có hại cho sức khỏe như vậy cũng có trong tất cả các vật dụng trang trí, như nến thơm chẳng hạn. Ngoài ra còn có các chất gây rối loạn nội tiết và những món đồ này gây ô nhiễm không khí trong nhà. Quý vị thấy đấy, như vậy thực sự là có những tác động về mặt môi trường : những tác động đối với rừng, khí hậu và đối với đa dạng sinh học.

Bên cạnh những tác động đến sức khỏe con người là các tác động đến xã hội. Có những tổ chức phi chính phủ đã tố cáo các hoạt động trong lĩnh vực đồ trang trí nội thất, hàng dệt may trang trí, nhất là liên quan đến bông vải (cotton) do người Duy Ngô Nhĩ sản xuất tại Trung Quốc trong điều kiện họ không đáng phải chịu đựng. Có một tổ chức phi chính phủ khác đã cho thấy là việc sản xuất đồ nội thất được bán trên khắp châu Âu có liên quan đến lao động cưỡng bức, đến việc tra tấn các tù nhân chính trị ở Belarus. Những tác hại về mặt xã hội như vậy là có và chắc chắn không được đánh giá đúng mức. Quý vị thấy đấy, như vậy là lĩnh vực Fast-déco thực sự có những tác động ở mọi cấp độ, về cả môi trường và sức khỏe …

RFI : Vậy rác thải từ các vật dụng trang trí và đồ nội thất được thu gom và xử lý thế nào ?

Manon Richert : Chúng tôi thấy rằng khi số lượng đồ nội thất được bán ra tăng gấp đôi, thì lượng rác thải cũng nhiều gấp hai lần. Đó là về số lượng. Và có rất, rất nhiều trong số các đồ bị vứt đi, có thể nói là phần lớn, không thể tái chế được. Hơn 1/3 số đó đơn giản là bị đốt bỏ. Chỉ có một lượng rất nhỏ, khoảng 3% là được để nguyên như vậy và được dùng như đồ cũ. Như vậy việc chấm dứt vòng đời của các đồ nội thất và vật dụng trang trí là một vấn đề lớn. Đây vừa là sự lãng phí, lại vừa gây ô nhiễm nặng, bởi vì việc đốt rác gây phát thải khí nhà kính và các loại hình ô nhiễm khác có hại cho sức khỏe con người.

RFI : Trong báo cáo của Zero Waste France, việc sản xuất đồ nội thất và các vật dụng trang trí đã được dịch chuyển, chủ yếu sang các nước Đông Nam Á. Chuyện này có liên quan đến Việt Nam không ? Trong chuỗi cửa hàng nội thất Ikea chẳng hạn, khách hàng có thể thấy là có không ít sản phẩm được ghi nhãn là sản suất tại Việt Nam …

Manon Richert : Quả thực là chúng tôi ước tính rằng đa phần đồ nội thất bán ở Pháp là được sản xuất ở châu Á. Còn muốn nói cụ thể là từ những nước nào thì lại phức tạp hơn. Trên thực tế, mọi chuyện không được minh bạch cho lắm về hoạt động sản xuất đồ nội thất, nhưng rất có thể là có nhiều đồ nội thất được sản xuất tại Việt Nam vì vấn đề lao động, chi phí nhân công ở những nước như vậy sẽ rẻ hơn, với năng lực, kỹ năng sản xuất sẵn có. Hiện giờ, chúng tôi không có nhiều dữ liệu về các nước sản xuất cụ thể.

RFI : Vậy Zero Waste France và các hiệp hội hợp tác trong báo cáo lần này đã có kiến nghị gì với chính phủ Pháp để chống Fast-déco và những hệ lụy của xu hướng này đối với môi trường ?

Manon Richert : Để ngăn chặnxu hướng Fast-déco, chúng tôi đề nghị chính phủ giảm số lượng đồ nội thất và vật dụng trang trí được bán trên thị trường Pháp nhằm tôn trọng các giới hạn mà Thỏa thuận Khí hậu Paris đã đề ra. Chúng tôi kiến nghị chính phủ tăng gấp đôi số tiền đầu tư để phát triển việc làm bền vững trong lĩnh vực đồ nội thất và vật dụng trang trí. Chúng tôi cũng đề nghị là phải đưa quy định để lĩnh vực đồ trang trí, nội thất tuân theo nguyên tắc « pollueur-payeur » - ai gây ô nhiễm thì phải trả tiền (có nghĩa là chi phí phát sinh từ các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và chống ô nhiễm phải do người gây ô nhiễm gánh chịu). Phải mở rộng trách nhiệm cho các nhà sản xuất trong lĩnh vực nội thất. Và giống như đối với ngành Fast-fashion, chúng tôi yêu cầu là phải hạn chế, điều chỉnh và giám sát các hoạt động tiếp thị và quảng cáo kích thích tiêu dùng quá mức.

Chúng tôi cũng yêu cầu có những biện pháp như đã được áp dụng đối với các loại vật dụng khác như đồ điện tử, hàng dệt may … Chúng tôi kiến nghị có biện pháp giảm chi phí sửa chữa đồ nội thất, hạ xuống dưới ngưỡng tâm lý 33% so với giá sản phẩm mới nhờ khoản hỗ trợ phù hợp. Và chúng tôi yêu cầu đưa ra các biện pháp xử phạt có tính răn đe mạnh mẽ hoặc cấm hoàn toàn, kể từ năm 2025, các sản phẩm không thể tái chế hoặc các sản phẩm được sản xuất từ nguồn tài nguyên không có sự quản lý bền vững và đặc biệt là loại hoa giả bằng nhựa đang ngày càng nhân rộng ở các thành phố của chúng ta.

  continue reading

67 episodes

Artwork
iconShare
 
Manage episode 419629961 series 130291
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.

Tại Pháp, sau Fast-fashion, thời trang nhanh, còn gọi là thời trang « ăn liền », hay thời trang giá rẻ, nay đến lượt Fast-déco, xu hướng « đồ nội thất, vật dụng trang trí nhanh » và giá rẻ bị một số hiệp hội tố cáo vì sản xuất dư thừa, kích thích tiêu dùng quá đà, gây lãng phí, góp phần hủy diệt nhanh chóng tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, cũng như về những tác hại đối với sức khỏe con người và xã hội.

Ngày 14/05/2024, Zero Waste France, một hiệp hội công dân và độc lập, chuyên vận động giảm xả thải và quản lý tài nguyên tốt hơn, chống lãng phí, cùng với tổ chức Les Amis de la Terre (Những người bạn của Trái đất) và Réseau national des ressourceries et recycleries (Mạng lưới quốc gia về tài nguyên và tái chế) đã công bố báo cáo về Fast-déco, xu hướng « đồ nội thất, vật dụng trang trí nhanh », giá rẻ mà họ xem là có phương thức hoạt động và các tác hại tương tự như lĩnh vực Fast-fashion.

Theo báo cáo, từ năm 2017 đến năm 2022, tại Pháp, số vật dụng nội thất và trang trí bán ra thị trường đã tăng vọt từ 270 triệu lên thành hơn 500 triệu. Các chuỗi cửa hàng đồ nội thất nhưIkea, Maison du monde mỗi năm trình làng thêm vài ngàn sản phẩm mới, các sản phẩm chỉ có giá trị ngắn ngày và theo chủ đề, theo mùa như Giáng Sinh, Phục Sinh, Halloween, lễ Tình Nhân 14 tháng Hai ... Rác thải cũng theo đó mà tăng bùng phát, phần lớn lại không được tái sử dụng hay tái chế.

Trên thực tế, không khó để thấy là nhiều chuỗi siêu thị trước đây chủ yếu bán thực phẩm, hàng gia dụng, nhiều hãng thời trang Fast-fashion như Zara, H&M, các trang bán hàng trực tuyến giá rẻ của Trung Quốc như Shein, Temu … cũng « tung hoành » trong lĩnh vực đồ nội thất nhỏ và đồ trang trí.

Để hiểu thêm về tình hình tại Pháp, RFI Tiếng Việt ngày 17/05/2024 phỏng vấn bà Manon Richert, phụ trách về truyền thông của Hiệp hội Zero Waste France, 1 trong 3 hiệp hội ra báo cáo chung về Fast-déco.

RFI : Xuất phát từ đâu mà Zero Waste France có ý tưởng tìm hiểu xu hướng Fast-déco, « Đồ trang trí nội thất nhanh » tại Pháp và những hệ lụy đối với môi trường, sinh thái và xã hội ?

Manon Richert : Ý tưởng tìm hiểu về « đồ nội thất, vật dụng trang trí nhanh » - Fast-déco - thực sự xuất phát từ kinh nghiệm của chúng tôi với tư cách là những công dân. Chúng tôi thấy có rất nhiều đồ nội thất, vật dụng trang trí được bán trong các cửa hàng, cũng như trên mạng internet. Các bộ sưu tập mới được ra mắt rất nhanh thay thế cho các bộ sưu tập cũ ... Điều này rõ ràng đã khiến chúng tôi phải đặt ra nhiều câu hỏi.

Ngoài ra, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng các vật dụng trang trí và đồ nội thất được bán trên thị trường ở Pháp đã gia tăng rất nhanh chóng. Chỉ trong vòng 5 năm, số lượng đồ nội thất đồ và vật dụng trang trí được bán trên thị trường ở Pháp đã tăng lên gấp đôi, đồng thời trong vòng 6 năm, từ năm 2014 đến năm 2020, lượng rác thải từ đồ nội thất và vật dụng trang trí cũng đã nhiều gấp 2 lần. Như vậy tức là có mối liên quan thực sự giữa lượng rác thải và số vật dụng trang trí, đồ nội thất được bán ra.

RFI : Vậy nghiên cứu nói trên đã cho thấy những điều gì ?

Manon Richert : Chúng tôi nhận thấy thị trường đồ nội thất ngày nay vận hành theo mô hình giống như thị trường hàng dệt may, quần áo. Thực sự đang diễn ra xu hướng Fast-déco, vật dụng trang trí, nội thất nhanh, tương tự như Fast-fashion, thời trang nhanh (thời trang ăn liền), với sự thay đổi rất nhanh chóng các bộ sưu tập, với các phương thức tiếp thị tới tấp, đặc biệt là trên mạng với phương thức Gamification (tức làphương thức áp dụng các kỹ thuật và nguyên tắc trong trò chơi game, chẳng hạn về cách chơi, luật chơi, tích điểm, bảng xếp hạng, kỷ lục, thăng cấp … nhằm gợi hứng thú, khuyến khích khách hàng tương tác và mua sắm).Như vậy là chúng tathực sự bị cuốn vào trò chơi - mua sắm.

Ngoài ra, họ còn có chiêu hạ thấp chất lượng sản phẩm, đơn giản là để bán những món đồ đó với giá thấp. Tất cả những phương thức này đều có liên quan chặt chẽ với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, và đặc biệt là sự phát triển các video có nội dung theo kiểu mở hộp sản phẩm sau khi mua sắm (Unboxing, Hals) được đăng tải trên mạng xã hội, thực sự nhằm mục đích để khách hàng được khám phá tất cả những gì có thể mua trên các trang bán hàng trực tuyến này và như vậy là chúng ta bị thúc đẩy tiêu dùng.

RFI : Fast-déco chủ yếu liên quan đến thể loại đồ nội thất nào ?

Manon Richert : Số lượng đồ nội thất và vật dụng trang trí bán ra ở Pháp tăng gấp đôi, chủ yếu liên quan đến những món đồ nội thất nhỏ, đại loại như bàn góc, bàn bên sofa (table d’appoint). Không phải vật dụng trang trí nào cũng được tính gộp vào trong những số liệu nói trên. Hiện nay, tại Pháp vòng đời của một số thể loại đồ vật trang trí nội thất như rèm cửa, gối tựa … đã được thống kê, nhưng nhiều loại khác thì chưa, chẳng hạn những món đồ nhỏ, thường là làm từ chất liệu nhựa, đôi khi là gốm sứ, như bình hoa, nến, hoa giả … Số liệu hiện có chưa gồm tất cả những món đồ kiểu như thế này, do đó, chúng ta có thể nói rằng hiện tượng fast-déco trên thực tế thậm chí còn nghiêm trọng hơn những gì các số liệu hiện giờ cho chúng ta biết.

RFI : Báo cáo cũng cho thấy là Fast-déco gây ra nhiều tác hại đối với môi trường, thậm chí là làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái ?

Manon Richert : Fast-déco là một thảm họa đối với môi trường, bởi vì theo ADEME, Cơ quan Môi trường và Quản lý Năng lượng của Pháp, đã đo lường tác động của quá trình sản xuất đồ nội thất và các vật dụng trang trí, thì quả thực, từ 50 đến 80% tác động các đồ nội thất đối với môi trường đến từ khâu sản xuất. Mọi người có thể nghĩ rằng do vận chuyển và quá trình giao hàng, nhưng trên thực tế, đối với mặt hàng nội thất thì sản xuất mới là giai đoạn gây tác hại lớn nhất.

Dĩ nhiên là có rất nhiều sản phẩm từ gỗ, mà hoạt động sản xuất không tốt cho môi trường, bởi vì điều đó có nghĩa là có những khu rừng không được quản lý bền vững. Chúng ta cũng ngày càng có nhiều đồ nhựa hơn. Và tương tự, nhựa có tác động rất, rất mạnh đến môi trường ngay từ quá trình sản xuất bởi vì nhựa được sản xuất từ ​​​​dầu lửa. Chúng ta cũng có rất nhiều vật dụng trang trí và đồ nội thất được làm bằng vật liệu hỗn hợp, tức là cần đến nhiều keo dán hơn, những thứ này có thể có hại cho sức khỏe con người. Những chất liệu có hại cho sức khỏe như vậy cũng có trong tất cả các vật dụng trang trí, như nến thơm chẳng hạn. Ngoài ra còn có các chất gây rối loạn nội tiết và những món đồ này gây ô nhiễm không khí trong nhà. Quý vị thấy đấy, như vậy thực sự là có những tác động về mặt môi trường : những tác động đối với rừng, khí hậu và đối với đa dạng sinh học.

Bên cạnh những tác động đến sức khỏe con người là các tác động đến xã hội. Có những tổ chức phi chính phủ đã tố cáo các hoạt động trong lĩnh vực đồ trang trí nội thất, hàng dệt may trang trí, nhất là liên quan đến bông vải (cotton) do người Duy Ngô Nhĩ sản xuất tại Trung Quốc trong điều kiện họ không đáng phải chịu đựng. Có một tổ chức phi chính phủ khác đã cho thấy là việc sản xuất đồ nội thất được bán trên khắp châu Âu có liên quan đến lao động cưỡng bức, đến việc tra tấn các tù nhân chính trị ở Belarus. Những tác hại về mặt xã hội như vậy là có và chắc chắn không được đánh giá đúng mức. Quý vị thấy đấy, như vậy là lĩnh vực Fast-déco thực sự có những tác động ở mọi cấp độ, về cả môi trường và sức khỏe …

RFI : Vậy rác thải từ các vật dụng trang trí và đồ nội thất được thu gom và xử lý thế nào ?

Manon Richert : Chúng tôi thấy rằng khi số lượng đồ nội thất được bán ra tăng gấp đôi, thì lượng rác thải cũng nhiều gấp hai lần. Đó là về số lượng. Và có rất, rất nhiều trong số các đồ bị vứt đi, có thể nói là phần lớn, không thể tái chế được. Hơn 1/3 số đó đơn giản là bị đốt bỏ. Chỉ có một lượng rất nhỏ, khoảng 3% là được để nguyên như vậy và được dùng như đồ cũ. Như vậy việc chấm dứt vòng đời của các đồ nội thất và vật dụng trang trí là một vấn đề lớn. Đây vừa là sự lãng phí, lại vừa gây ô nhiễm nặng, bởi vì việc đốt rác gây phát thải khí nhà kính và các loại hình ô nhiễm khác có hại cho sức khỏe con người.

RFI : Trong báo cáo của Zero Waste France, việc sản xuất đồ nội thất và các vật dụng trang trí đã được dịch chuyển, chủ yếu sang các nước Đông Nam Á. Chuyện này có liên quan đến Việt Nam không ? Trong chuỗi cửa hàng nội thất Ikea chẳng hạn, khách hàng có thể thấy là có không ít sản phẩm được ghi nhãn là sản suất tại Việt Nam …

Manon Richert : Quả thực là chúng tôi ước tính rằng đa phần đồ nội thất bán ở Pháp là được sản xuất ở châu Á. Còn muốn nói cụ thể là từ những nước nào thì lại phức tạp hơn. Trên thực tế, mọi chuyện không được minh bạch cho lắm về hoạt động sản xuất đồ nội thất, nhưng rất có thể là có nhiều đồ nội thất được sản xuất tại Việt Nam vì vấn đề lao động, chi phí nhân công ở những nước như vậy sẽ rẻ hơn, với năng lực, kỹ năng sản xuất sẵn có. Hiện giờ, chúng tôi không có nhiều dữ liệu về các nước sản xuất cụ thể.

RFI : Vậy Zero Waste France và các hiệp hội hợp tác trong báo cáo lần này đã có kiến nghị gì với chính phủ Pháp để chống Fast-déco và những hệ lụy của xu hướng này đối với môi trường ?

Manon Richert : Để ngăn chặnxu hướng Fast-déco, chúng tôi đề nghị chính phủ giảm số lượng đồ nội thất và vật dụng trang trí được bán trên thị trường Pháp nhằm tôn trọng các giới hạn mà Thỏa thuận Khí hậu Paris đã đề ra. Chúng tôi kiến nghị chính phủ tăng gấp đôi số tiền đầu tư để phát triển việc làm bền vững trong lĩnh vực đồ nội thất và vật dụng trang trí. Chúng tôi cũng đề nghị là phải đưa quy định để lĩnh vực đồ trang trí, nội thất tuân theo nguyên tắc « pollueur-payeur » - ai gây ô nhiễm thì phải trả tiền (có nghĩa là chi phí phát sinh từ các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu và chống ô nhiễm phải do người gây ô nhiễm gánh chịu). Phải mở rộng trách nhiệm cho các nhà sản xuất trong lĩnh vực nội thất. Và giống như đối với ngành Fast-fashion, chúng tôi yêu cầu là phải hạn chế, điều chỉnh và giám sát các hoạt động tiếp thị và quảng cáo kích thích tiêu dùng quá mức.

Chúng tôi cũng yêu cầu có những biện pháp như đã được áp dụng đối với các loại vật dụng khác như đồ điện tử, hàng dệt may … Chúng tôi kiến nghị có biện pháp giảm chi phí sửa chữa đồ nội thất, hạ xuống dưới ngưỡng tâm lý 33% so với giá sản phẩm mới nhờ khoản hỗ trợ phù hợp. Và chúng tôi yêu cầu đưa ra các biện pháp xử phạt có tính răn đe mạnh mẽ hoặc cấm hoàn toàn, kể từ năm 2025, các sản phẩm không thể tái chế hoặc các sản phẩm được sản xuất từ nguồn tài nguyên không có sự quản lý bền vững và đặc biệt là loại hoa giả bằng nhựa đang ngày càng nhân rộng ở các thành phố của chúng ta.

  continue reading

67 episodes

All episodes

×
 
Loading …

Welcome to Player FM!

Player FM is scanning the web for high-quality podcasts for you to enjoy right now. It's the best podcast app and works on Android, iPhone, and the web. Signup to sync subscriptions across devices.

 

Quick Reference Guide