Artwork

Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.
Player FM - Podcast App
Go offline with the Player FM app!

Chiến tranh Gaza và cảnh « địa ngục trần gian » ở Rafah

9:38
 
Share
 

Manage episode 421448115 series 130294
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.

Các bệnh viện ở Gaza ngừng hoạt động sau các trận oanh kích triền miên của Israel; NATO tiếp tục tập trận ở sườn đông châu Âu để đề phòng mối nguy Nga; Thụy Điển đưa ra dự luật buộc các công chức phải tố cáo những người nhập cư không giấy tờ; Lần đầu tiên, tổ chức công đoàn của Sam Sung đe dọa đình công, trên đây là những chủ đề chính trong mục tạp chí thế giới đó đây tuần này.

Cuộc chiến giữa Israel và phong trào Palestine Hamas ở Gaza vẫn là chủ đề được chú ý nhiều trong tuần qua. Đỉnh điểm là hôm thứ Hai, nhiều tổ chức quốc tế đã đồng loạt lên án, bày tỏ phẫn nộ trước cuộc tấn công của Israel vào một trại tị nạn ở Rafah đêm Chủ Nhật, khiến ít nhất 40 người thiệt mạng. Lãnh đạo Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF cho rằng “hình ảnh về những đứa trẻ, những gia đình bị thiêu cháy, ẩn sau những ngôi lều bị quân đội Israel tấn công đều khiến tất cả mọi người bị sốc”.

Trên mạng xã hội X, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres lên án các hành động của Nhà nước Do Thái “giết hại hàng chục thường dân vô tội, chỉ muốn tìm một nơi trú ẩn để tránh khỏi cuộc xung đột đẫm máu này”. Các trận oanh kích không ngừng nghỉ biến dải Gaza thành “địa ngục trần gian”, theo như nhận định của Philippe Lazzarini, lãnh đạo cơ quan Liên Hiệp Quốc quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA).

Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, quân đội Israel tiếp tục tấn công vào Rafah, cho đến nay, tất cả các bệnh viện tại khu vực này được cho là đã ngừng hoạt động. Từ Jerusalem, thông tín viên Sami Boukhelifa đã thu được lời chứng của những người Gaza :

Từ lâu, cô Salma đã lánh nạn tại bệnh viện Kuwait ở Rafah. Cô nói : « Tại dải Gaza, nếu tìm được một chỗ trống trong bệnh viện, thì sẽ định cư, sống ở đó luôn, vì chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ không đánh bom vào bệnh viện ». Cô cho biết thêm : « Chúng tôi đã phải rời khỏi bệnh viện Koweit cách nay vài ngày vì bệnh viện đã bị oanh kích. Chúng tôi đi đến một bệnh viện khác ở Rafah, bệnh viện Emirati. Chúng tôi đã nghĩ rằng bệnh viện này ở trong vùng tương đối an toàn, cách xa các cuộc giao tranh. Và chúng tôi đã rất bất ngờ, vì tất cả xung quanh bệnh viện này đã bị đánh bom. Hôm thứ Năm, lối vào bệnh viện đã bị oanh kích. Các nhân viên y tế đã rời đi ».

Salma cho biết cả hai bệnh viện đã đóng cửa. Cô nói : « Kể từ nay, tất cả các bệnh viện ở Rafah đã ngừng hoạt động, các bệnh viện của Kuwait, Emirati, Indonesia. Hiện chỉ còn những bệnh viện dã chiến vẫn hoạt động. Chúng tôi rơi vào cảnh khốn cùng, không nơi ẩn náu. Chúng tôi không biết còn chỗ nào có thể trú ẩn ở Rafah. »

Chuyện vẫn chưa hết. Cố vấn an ninh quốc gia của Israel xác nhận rằng chiến tranh có thể sẽ kéo dài trong 7 tháng nữa, để đạt được mục tiêu tiêu diệt Hamas hiện nắm quyền ở Gaza.”

NATO tiếp tục tập trận trước nguy cơ Nga

Trong bối cảnh chiến tranh Ukraina, tại cuộc họp cấp ngoại trưởng các thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương - NATO ở Praha, Cộng hòa Séc, hôm 30-31/05, một câu hỏi được đặt ra: liệu có cho phép Ukraina sử dụng vũ khí mà phương Tây viện trợ để đánh Nga hay không ? Nhiều nước như Đức phản đối, nhưng một số nước ủng hộ, trong đó có Pháp, thậm chí là tổng thư ký của NATO, ông Jens Stoltenberg cũng tán thành.

Theo lãnh đạo NATO, diễn biến cuộc chiến giữa Nga và Ukraina đã có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây khi hầu hết các cuộc giao tranh xảy ra tại vùng biên giới. Do vậy, “cần phải xem xét lại một số hạn chế đối với vũ khí viện trợ cho Ukraina, để họ có thể tự vệ, bao gồm khả năng tấn công vào các mục tiêu quân sự bên ngoài lãnh thổ Ukraina.”

Kể từ khi chiến tranh nổ ra, các nước thành viên NATO cũng đã tổ chức nhiều cuộc tập trận ở sườn đông châu Âu. Hôm 29/05 vừa qua, đặc phái viên Marielle Vitureau của RFI đã đến quan sát một buổi tập trận của NATO trong chương trình “Grand Quadriga 2024” và gửi về bài tường trình :

« Trên nền cát ở Pabrade, các xe tăng Leopard, loại vũ khí điển hình của quân đội Đức, thao dượt, đẩy lùi cuộc tấn công của lực lượng xâm nhập vào lãnh thổ của NATO. Tướng Carsten Breuer chỉ đạo quân đội Đức, cho biết : ‘Các cuộc tập trận này là phản ứng chung trước đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Nga’.

Cuộc tập trận có hai mục tiêu : nhiều quân đội cùng phối hợp và khả năng điều động lực lượng quân sự. Khoảng 3500 binh sĩ cùng hàng trăm thiết bị đã được triển khai ở Litva. Theo tổng tham mưu trưởng Litva, Valdemaras Rupsys, cuộc huấn luyện này là rất cần thiết : ‘Đây là lần đầu tiên kể từ khi Chiến Tranh Lạnh, quân đội Đức đã gửi nhiều binh linh đến phía đông châu Âu. Cuộc tập trận này nằm trong kế hoạch tự vệ của NATO, được thông qua năm ngoái ở Vilnius’.

Sự hiện diện của binh lính NATO là một sự răn đe mạnh mẽ. Kể từ đầu cuộc chiến ở cửa ngõ châu Âu, tất cả các cuộc thao dượt trở nên cụ thể hơn, theo như nhận định của tướng Rivière, phó chỉ huy lữ đoàn Pháp-Đức, tham gia vào cuộc tập trận. ‘Chúng tôi đến đây cùng những thiết bị, đạn dược và để đề phòng có chuyện sẽ xảy ra. Đây không chỉ là một cuộc tập trận mà là một cuộc thao dượt thực sự.’

Tại Pabrade, cách Belarus 15 km, cuộc chiến xâm lược Ukraina của Nga bao trùm trong tâm trí của tất cả mọi người.”

Thụy Điển đưa ra dự luật buộc tố cáo dân nhập cư không giấy tờ

Vẫn về thời sự châu Âu, tại Thụy Điển, chính phủ cánh hữu lên cầm quyền từ 2022, với sự ủng hộ của phe cực hữu đưa ra một dự luật gây tranh cãi, khi yêu cầu các công chức phải tố cáo với cảnh sát tất cả những ai không có giấy tờ tùy thân nếu có bất cứ tiếp xúc nào với họ. Những giáo viên, hay nhân viên y tế đã mạnh mẽ phản đối văn bản này.

Từ Stockholm, thông tín viên Carlota Mortea cho biết thêm thông tin :

“Ở Thụy Điển, kể từ nay, các công chức đã kêu gọi “bất tuân dân sự”. Chủ tịch công đoàn nghề giáo viên, Johanna Jaara Astrand khẳng định rằng “tất cả các nhân viên trong lĩnh vực công phải được miễn trừ. Không có bất cứ giáo viên, hiệu trưởng nhà trường, bác sĩ, y tá, hay thủ thư muốn dấn thân vào nghề để đi tố cáo người khác. Đó là việc của cảnh sát, không phải việc của chúng tôi. Một Nhà nước pháp quyền như Thụy Điển cần phải duy trì vai trò của mình ».

Đối với các nhân viên trong ngành y tế, đi tố cáo những bệnh nhân không có giấy tờ cũng là hành động không thể chấp nhận được. Khoảng 4.000 người trong ngành này đã cùng ký vào một bài đăng phản đối trên mạng, tố cáo một dự luật đi ngược lại với Lời thề Hippocrates (mà những ai tốt nghiệp trường y phải tuyên thệ, nhắc lại nghĩa vụ pháp lý, luân lý và đạo đức liên quan đến nghề y). Bài đăng nêu rõ: “Điều này sẽ tác động đến sức khỏe cộng đồng: những căn bệnh không được điều trị sẽ trở nên nghiêm trọng, thúc đẩy sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm”.

Bà Michèle Le Voy, giám đốc của PICUM, một tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền lợi của những người không có giấy tờ, khẳng định rằng “những người không có giấy tờ vốn đã sống bên lề xã hội. Dự luật này tạo ra tác động rất tiêu cực, chẳng khác nào thiết lập một Nhà nước cảnh sát. Do vậy, chúng tôi đề nghị hủy bỏ hoàn toàn luật này”.

Hiện vẫn chưa rõ những công chức không tuân thủ luật, không đi tố cáo, sẽ gặp phải những rủi ro nào. Quốc Hội Thụy Điển sẽ tiếp tục thảo luận về dự luật gây tranh cãi này cho đến mùa thu tới. »

Lần đầu tiên nhân viên của Sam Sung đe dọa đình công

Nhìn sang châu Á, vào hôm 29/05, lần đầu tiên từ hơn 50 năm qua, tập đoàn công nghệ Sam Sung Electronics của Hàn Quốc bị công đoàn đe dọa đình công. Các cuộc đàm phán tăng lương, tăng ngày nghỉ phép với ban lãnh đạo rơi vào bế tắc, do vậy, giới công đoàn đại diện cho các nhân viên của tập đoàn công nghệ này đã kêu gọi đình công vào ngày 07/06 tới. Đây sẽ được coi là một sự kiện lịch sử đối với “gã khổng lồ” về chất bán dẫn, chiếm 20 % GDP của Hàn Quốc.

Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca tường trình :

Một ngày đình công sẽ làm gián đoạn tất cả các cơ sở sản xuất của Sam Sung trên cả nước. Tại Hàn Quốc, lời kêu gọi đình công từ tổ chức công đoàn chính tại Samsung Electronics, đại diện cho 28.000 nhân viên của tập đoàn này, được cho là đã thực sự củng cố phong trào xã hội. Chưa bao giờ trong lịch sử của tập đoàn khổng lồ về chất bán dẫn, với văn hóa làm việc cực kỳ cứng nhắc, đại diện cho các nhân viên, lại có một lời đe dọa như vậy được đưa ra.

Phải nói rằng, tổ chức công đoàn đầu tiên của Sam Sung chỉ chính thức ra đời vào năm 2018, bởi tập đoàn này từ lâu đã đàn áp gay gắt mọi nỗ lực tổ chức hiệp hội của công nhân.

Trong những tuần gần đây, các nhân viên của Sam Sung đã biểu tình, gây áp lực đối với ban quản lý và đòi cải thiện mức lương cũng như có thêm một ngày nghỉ phép. Trước các cuộc đàm phán bế tắc, trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, các công đoàn đã kêu gọi toàn bộ nhân viên của Sam Sung nghỉ làm việc một ngày, vào ngày 7/6. Ban lãnh đạo của Sam Sung thì khẳng định rằng họ muốn tiếp tục đàm phán, để tránh làm gián đoạn thêm chuỗi sản xuất vốn đã rất mong manh, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn.

Nắng nóng kỷ lục ở Đông Á

Về vấn đề khí hậu, các đợt nắng nóng tiếp tục khiến các nước Nam Á trở thành chảo lửa. Trong tuần vừa qua, thủ đô New Delhi ở Ấn Độ ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục lên đến 52,9 C vào thứ Tư, cao nhất từ trước đến nay. Chính quyền địa phương ngay sau đó đã thông báo có khả năng đo đạc nhầm vì lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, tại các trạm khí tượng xung quanh thủ đô cũng ghi nhận nhiệt độ cao lên đến 49 ;9 độ C. Chính quyền Ấn Độ cũng đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu nước tại một số khu vực.

Còn tại Pakistan, nhiệt độ đã lên đến 52 độ C ở tỉnh Sindh, miền nam Pakistan. Đây là mức cao nhất trong mùa hè và gần với mức cao kỷ lục của nước này, khiến cuộc sống của người dân ngày càng thêm khó khăn. Từ Pakistan, thông tín viên Sonia Ghezali cho biết thêm thông tin :

« Không khí khô và nặng nề ở Lahore, những ai dám ra ngoài đường, đều che đầu bằng chiếc khăn ướt. Trong nhà, các gia đình chen chúc trong một căn phòng, khó thở. Anh Waheed ud-din sống trong khu phố cổ của thành phố, nhưng nhà lại không có nước máy mà chỉ có một cái quạt và chỉ có thể sử dụng vài giờ mỗi ngày. Anh nói : « Thời tiết thế này thực sự rất khó sống, nhất là vào buổi tối. Tôi thường tỉnh dậy giữa đêm, người đầy mồ hôi và khó thở. Tôi phải đi ra ngoài để có không khí. Tôi không có tiền để mua điều hòa, cũng không thể trả tiền điện. »

Tại vùng nông thôn, cách Lahore 1 giờ đồng hồ, những người nông dân, đi chân đất làm việc trên những cách đồng nóng bỏng lửa. Nhiệt độ ngoài trời lên đến 47 độ C, nhưng những người nông dân này không có lựa chọn. Ông Mohammed Imran, đội chiếc khăn ướt trên đầu, dùng xẻng xới đất trên cánh đồng của mình, cho biết : “Chúng tôi đổ mồ hôi nhiều, đau nhức khắp người và kiệt sức. Trước khi đi ngủ, tôi uống thuốc giảm đau paracétamol, nhưng sáng hôm sau, chúng tôi vẫn thấy mệt mỏi. Trời quá nóng, chúng tôi phải bôi thuốc giãn cơ trước khi bắt đầu làm việc. Chúng tôi phải làm việc bởi trời nóng thế này thì chúng tôi phải tưới nước cho cây trồng nhiều hơn.

40 % diện tích đất trồng của ông Mohammed đã bị mặt trời thiêu rụi. Trong các bệnh viện ở Pendjab, hàng trăm bệnh nhân bị ốm vì nhiệt độ tăng lên mỗi ngày. Tình hình này sẽ lặp lại vì các đợt nắng nóng khác dự kiến sẽ tiếp tục xảy ra trong vài tuần nữa.”

  continue reading

157 episodes

Artwork
iconShare
 
Manage episode 421448115 series 130294
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.

Các bệnh viện ở Gaza ngừng hoạt động sau các trận oanh kích triền miên của Israel; NATO tiếp tục tập trận ở sườn đông châu Âu để đề phòng mối nguy Nga; Thụy Điển đưa ra dự luật buộc các công chức phải tố cáo những người nhập cư không giấy tờ; Lần đầu tiên, tổ chức công đoàn của Sam Sung đe dọa đình công, trên đây là những chủ đề chính trong mục tạp chí thế giới đó đây tuần này.

Cuộc chiến giữa Israel và phong trào Palestine Hamas ở Gaza vẫn là chủ đề được chú ý nhiều trong tuần qua. Đỉnh điểm là hôm thứ Hai, nhiều tổ chức quốc tế đã đồng loạt lên án, bày tỏ phẫn nộ trước cuộc tấn công của Israel vào một trại tị nạn ở Rafah đêm Chủ Nhật, khiến ít nhất 40 người thiệt mạng. Lãnh đạo Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF cho rằng “hình ảnh về những đứa trẻ, những gia đình bị thiêu cháy, ẩn sau những ngôi lều bị quân đội Israel tấn công đều khiến tất cả mọi người bị sốc”.

Trên mạng xã hội X, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres lên án các hành động của Nhà nước Do Thái “giết hại hàng chục thường dân vô tội, chỉ muốn tìm một nơi trú ẩn để tránh khỏi cuộc xung đột đẫm máu này”. Các trận oanh kích không ngừng nghỉ biến dải Gaza thành “địa ngục trần gian”, theo như nhận định của Philippe Lazzarini, lãnh đạo cơ quan Liên Hiệp Quốc quốc về người tị nạn Palestine (UNRWA).

Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, quân đội Israel tiếp tục tấn công vào Rafah, cho đến nay, tất cả các bệnh viện tại khu vực này được cho là đã ngừng hoạt động. Từ Jerusalem, thông tín viên Sami Boukhelifa đã thu được lời chứng của những người Gaza :

Từ lâu, cô Salma đã lánh nạn tại bệnh viện Kuwait ở Rafah. Cô nói : « Tại dải Gaza, nếu tìm được một chỗ trống trong bệnh viện, thì sẽ định cư, sống ở đó luôn, vì chúng tôi hy vọng rằng họ sẽ không đánh bom vào bệnh viện ». Cô cho biết thêm : « Chúng tôi đã phải rời khỏi bệnh viện Koweit cách nay vài ngày vì bệnh viện đã bị oanh kích. Chúng tôi đi đến một bệnh viện khác ở Rafah, bệnh viện Emirati. Chúng tôi đã nghĩ rằng bệnh viện này ở trong vùng tương đối an toàn, cách xa các cuộc giao tranh. Và chúng tôi đã rất bất ngờ, vì tất cả xung quanh bệnh viện này đã bị đánh bom. Hôm thứ Năm, lối vào bệnh viện đã bị oanh kích. Các nhân viên y tế đã rời đi ».

Salma cho biết cả hai bệnh viện đã đóng cửa. Cô nói : « Kể từ nay, tất cả các bệnh viện ở Rafah đã ngừng hoạt động, các bệnh viện của Kuwait, Emirati, Indonesia. Hiện chỉ còn những bệnh viện dã chiến vẫn hoạt động. Chúng tôi rơi vào cảnh khốn cùng, không nơi ẩn náu. Chúng tôi không biết còn chỗ nào có thể trú ẩn ở Rafah. »

Chuyện vẫn chưa hết. Cố vấn an ninh quốc gia của Israel xác nhận rằng chiến tranh có thể sẽ kéo dài trong 7 tháng nữa, để đạt được mục tiêu tiêu diệt Hamas hiện nắm quyền ở Gaza.”

NATO tiếp tục tập trận trước nguy cơ Nga

Trong bối cảnh chiến tranh Ukraina, tại cuộc họp cấp ngoại trưởng các thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương - NATO ở Praha, Cộng hòa Séc, hôm 30-31/05, một câu hỏi được đặt ra: liệu có cho phép Ukraina sử dụng vũ khí mà phương Tây viện trợ để đánh Nga hay không ? Nhiều nước như Đức phản đối, nhưng một số nước ủng hộ, trong đó có Pháp, thậm chí là tổng thư ký của NATO, ông Jens Stoltenberg cũng tán thành.

Theo lãnh đạo NATO, diễn biến cuộc chiến giữa Nga và Ukraina đã có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây khi hầu hết các cuộc giao tranh xảy ra tại vùng biên giới. Do vậy, “cần phải xem xét lại một số hạn chế đối với vũ khí viện trợ cho Ukraina, để họ có thể tự vệ, bao gồm khả năng tấn công vào các mục tiêu quân sự bên ngoài lãnh thổ Ukraina.”

Kể từ khi chiến tranh nổ ra, các nước thành viên NATO cũng đã tổ chức nhiều cuộc tập trận ở sườn đông châu Âu. Hôm 29/05 vừa qua, đặc phái viên Marielle Vitureau của RFI đã đến quan sát một buổi tập trận của NATO trong chương trình “Grand Quadriga 2024” và gửi về bài tường trình :

« Trên nền cát ở Pabrade, các xe tăng Leopard, loại vũ khí điển hình của quân đội Đức, thao dượt, đẩy lùi cuộc tấn công của lực lượng xâm nhập vào lãnh thổ của NATO. Tướng Carsten Breuer chỉ đạo quân đội Đức, cho biết : ‘Các cuộc tập trận này là phản ứng chung trước đe dọa ngày càng gia tăng từ phía Nga’.

Cuộc tập trận có hai mục tiêu : nhiều quân đội cùng phối hợp và khả năng điều động lực lượng quân sự. Khoảng 3500 binh sĩ cùng hàng trăm thiết bị đã được triển khai ở Litva. Theo tổng tham mưu trưởng Litva, Valdemaras Rupsys, cuộc huấn luyện này là rất cần thiết : ‘Đây là lần đầu tiên kể từ khi Chiến Tranh Lạnh, quân đội Đức đã gửi nhiều binh linh đến phía đông châu Âu. Cuộc tập trận này nằm trong kế hoạch tự vệ của NATO, được thông qua năm ngoái ở Vilnius’.

Sự hiện diện của binh lính NATO là một sự răn đe mạnh mẽ. Kể từ đầu cuộc chiến ở cửa ngõ châu Âu, tất cả các cuộc thao dượt trở nên cụ thể hơn, theo như nhận định của tướng Rivière, phó chỉ huy lữ đoàn Pháp-Đức, tham gia vào cuộc tập trận. ‘Chúng tôi đến đây cùng những thiết bị, đạn dược và để đề phòng có chuyện sẽ xảy ra. Đây không chỉ là một cuộc tập trận mà là một cuộc thao dượt thực sự.’

Tại Pabrade, cách Belarus 15 km, cuộc chiến xâm lược Ukraina của Nga bao trùm trong tâm trí của tất cả mọi người.”

Thụy Điển đưa ra dự luật buộc tố cáo dân nhập cư không giấy tờ

Vẫn về thời sự châu Âu, tại Thụy Điển, chính phủ cánh hữu lên cầm quyền từ 2022, với sự ủng hộ của phe cực hữu đưa ra một dự luật gây tranh cãi, khi yêu cầu các công chức phải tố cáo với cảnh sát tất cả những ai không có giấy tờ tùy thân nếu có bất cứ tiếp xúc nào với họ. Những giáo viên, hay nhân viên y tế đã mạnh mẽ phản đối văn bản này.

Từ Stockholm, thông tín viên Carlota Mortea cho biết thêm thông tin :

“Ở Thụy Điển, kể từ nay, các công chức đã kêu gọi “bất tuân dân sự”. Chủ tịch công đoàn nghề giáo viên, Johanna Jaara Astrand khẳng định rằng “tất cả các nhân viên trong lĩnh vực công phải được miễn trừ. Không có bất cứ giáo viên, hiệu trưởng nhà trường, bác sĩ, y tá, hay thủ thư muốn dấn thân vào nghề để đi tố cáo người khác. Đó là việc của cảnh sát, không phải việc của chúng tôi. Một Nhà nước pháp quyền như Thụy Điển cần phải duy trì vai trò của mình ».

Đối với các nhân viên trong ngành y tế, đi tố cáo những bệnh nhân không có giấy tờ cũng là hành động không thể chấp nhận được. Khoảng 4.000 người trong ngành này đã cùng ký vào một bài đăng phản đối trên mạng, tố cáo một dự luật đi ngược lại với Lời thề Hippocrates (mà những ai tốt nghiệp trường y phải tuyên thệ, nhắc lại nghĩa vụ pháp lý, luân lý và đạo đức liên quan đến nghề y). Bài đăng nêu rõ: “Điều này sẽ tác động đến sức khỏe cộng đồng: những căn bệnh không được điều trị sẽ trở nên nghiêm trọng, thúc đẩy sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm”.

Bà Michèle Le Voy, giám đốc của PICUM, một tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền lợi của những người không có giấy tờ, khẳng định rằng “những người không có giấy tờ vốn đã sống bên lề xã hội. Dự luật này tạo ra tác động rất tiêu cực, chẳng khác nào thiết lập một Nhà nước cảnh sát. Do vậy, chúng tôi đề nghị hủy bỏ hoàn toàn luật này”.

Hiện vẫn chưa rõ những công chức không tuân thủ luật, không đi tố cáo, sẽ gặp phải những rủi ro nào. Quốc Hội Thụy Điển sẽ tiếp tục thảo luận về dự luật gây tranh cãi này cho đến mùa thu tới. »

Lần đầu tiên nhân viên của Sam Sung đe dọa đình công

Nhìn sang châu Á, vào hôm 29/05, lần đầu tiên từ hơn 50 năm qua, tập đoàn công nghệ Sam Sung Electronics của Hàn Quốc bị công đoàn đe dọa đình công. Các cuộc đàm phán tăng lương, tăng ngày nghỉ phép với ban lãnh đạo rơi vào bế tắc, do vậy, giới công đoàn đại diện cho các nhân viên của tập đoàn công nghệ này đã kêu gọi đình công vào ngày 07/06 tới. Đây sẽ được coi là một sự kiện lịch sử đối với “gã khổng lồ” về chất bán dẫn, chiếm 20 % GDP của Hàn Quốc.

Từ Seoul, thông tín viên Nicolas Rocca tường trình :

Một ngày đình công sẽ làm gián đoạn tất cả các cơ sở sản xuất của Sam Sung trên cả nước. Tại Hàn Quốc, lời kêu gọi đình công từ tổ chức công đoàn chính tại Samsung Electronics, đại diện cho 28.000 nhân viên của tập đoàn này, được cho là đã thực sự củng cố phong trào xã hội. Chưa bao giờ trong lịch sử của tập đoàn khổng lồ về chất bán dẫn, với văn hóa làm việc cực kỳ cứng nhắc, đại diện cho các nhân viên, lại có một lời đe dọa như vậy được đưa ra.

Phải nói rằng, tổ chức công đoàn đầu tiên của Sam Sung chỉ chính thức ra đời vào năm 2018, bởi tập đoàn này từ lâu đã đàn áp gay gắt mọi nỗ lực tổ chức hiệp hội của công nhân.

Trong những tuần gần đây, các nhân viên của Sam Sung đã biểu tình, gây áp lực đối với ban quản lý và đòi cải thiện mức lương cũng như có thêm một ngày nghỉ phép. Trước các cuộc đàm phán bế tắc, trong cuộc họp báo hôm thứ Tư, các công đoàn đã kêu gọi toàn bộ nhân viên của Sam Sung nghỉ làm việc một ngày, vào ngày 7/6. Ban lãnh đạo của Sam Sung thì khẳng định rằng họ muốn tiếp tục đàm phán, để tránh làm gián đoạn thêm chuỗi sản xuất vốn đã rất mong manh, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn.

Nắng nóng kỷ lục ở Đông Á

Về vấn đề khí hậu, các đợt nắng nóng tiếp tục khiến các nước Nam Á trở thành chảo lửa. Trong tuần vừa qua, thủ đô New Delhi ở Ấn Độ ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục lên đến 52,9 C vào thứ Tư, cao nhất từ trước đến nay. Chính quyền địa phương ngay sau đó đã thông báo có khả năng đo đạc nhầm vì lỗi kỹ thuật. Tuy nhiên, tại các trạm khí tượng xung quanh thủ đô cũng ghi nhận nhiệt độ cao lên đến 49 ;9 độ C. Chính quyền Ấn Độ cũng đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu nước tại một số khu vực.

Còn tại Pakistan, nhiệt độ đã lên đến 52 độ C ở tỉnh Sindh, miền nam Pakistan. Đây là mức cao nhất trong mùa hè và gần với mức cao kỷ lục của nước này, khiến cuộc sống của người dân ngày càng thêm khó khăn. Từ Pakistan, thông tín viên Sonia Ghezali cho biết thêm thông tin :

« Không khí khô và nặng nề ở Lahore, những ai dám ra ngoài đường, đều che đầu bằng chiếc khăn ướt. Trong nhà, các gia đình chen chúc trong một căn phòng, khó thở. Anh Waheed ud-din sống trong khu phố cổ của thành phố, nhưng nhà lại không có nước máy mà chỉ có một cái quạt và chỉ có thể sử dụng vài giờ mỗi ngày. Anh nói : « Thời tiết thế này thực sự rất khó sống, nhất là vào buổi tối. Tôi thường tỉnh dậy giữa đêm, người đầy mồ hôi và khó thở. Tôi phải đi ra ngoài để có không khí. Tôi không có tiền để mua điều hòa, cũng không thể trả tiền điện. »

Tại vùng nông thôn, cách Lahore 1 giờ đồng hồ, những người nông dân, đi chân đất làm việc trên những cách đồng nóng bỏng lửa. Nhiệt độ ngoài trời lên đến 47 độ C, nhưng những người nông dân này không có lựa chọn. Ông Mohammed Imran, đội chiếc khăn ướt trên đầu, dùng xẻng xới đất trên cánh đồng của mình, cho biết : “Chúng tôi đổ mồ hôi nhiều, đau nhức khắp người và kiệt sức. Trước khi đi ngủ, tôi uống thuốc giảm đau paracétamol, nhưng sáng hôm sau, chúng tôi vẫn thấy mệt mỏi. Trời quá nóng, chúng tôi phải bôi thuốc giãn cơ trước khi bắt đầu làm việc. Chúng tôi phải làm việc bởi trời nóng thế này thì chúng tôi phải tưới nước cho cây trồng nhiều hơn.

40 % diện tích đất trồng của ông Mohammed đã bị mặt trời thiêu rụi. Trong các bệnh viện ở Pendjab, hàng trăm bệnh nhân bị ốm vì nhiệt độ tăng lên mỗi ngày. Tình hình này sẽ lặp lại vì các đợt nắng nóng khác dự kiến sẽ tiếp tục xảy ra trong vài tuần nữa.”

  continue reading

157 episodes

All episodes

×
 
Loading …

Welcome to Player FM!

Player FM is scanning the web for high-quality podcasts for you to enjoy right now. It's the best podcast app and works on Android, iPhone, and the web. Signup to sync subscriptions across devices.

 

Quick Reference Guide