Artwork

Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.
Player FM - Podcast App
Go offline with the Player FM app!

80 năm cuộc Đổ Bộ Normandie : Nga vắng bóng tại lễ kỷ niệm, gợi lại cuộc đối đầu đông-tây thời Chiến Tranh Lạnh

9:33
 
Share
 

Manage episode 422568953 series 130294
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.

Tổng thống Nga không được mời dự lễ kỷ niệm 80 năm cuộc Đổ Bộ Normandie ; tranh cãi về sắc tộc trong đội tuyển bóng đá quốc gia Đức ; căng thẳng giữa những người Do Thái cực đoan và người Palestine tại lễ diễu hành cờ ở Israel ; tỷ lệ sinh giảm liên tục, thủ đô của Nhật muốn lập ra một ứng dụng hẹn hò. Trên đây là những chủ đề chính trong mục tạp chí thế giới đó đây tuần này.

Trong tuần này, nước Pháp đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm cuộc Đổ Bộ Normandie, đưa quân đồng minh vào giải phóng nước Pháp khỏi Đức Quốc Xã, góp phần chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến. Đây được coi là buổi lễ kỷ niệm cuối cùng có mặt các cựu chiến binh nay đã trên dưới trăm tuổi. Lãnh đạo và đại diện hơn 20 quốc gia cũng có mặt tại sự kiện kéo dài ba ngày (04-06/06/2024), như tổng thống Mỹ Joe Biden, nguyên thủ Anh Quốc, Charles Đệ Tam, hay tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, khách mời danh dự.

Tuy nhiên, Vladimir Putin, nguyên thủ Nga, quốc gia thuộc phe thắng cuộc trong Đệ Nhị Thế Chiến, lại không được mời vì cuộc chiến đang tiến hành ở Ukraina. Trả lời RFI Pháp ngữ, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Montaigne của Pháp, Michel Duclos, cho rằng « nghi lễ kỷ niệm này có tính nhân loại học » : « Có thể nói rằng đó là một loại nghi lễ kiểu bộ lạc, phần nào gợi lại những nguyên tắc cơ bản để đoàn kết một thế giới tự do. Đó là lễ kỷ niệm tình đoàn kết giữa hai bên bờ Đại Tây Dương, ở một thời điểm không hiển nhiên. Hơn nữa, tình đoàn kết này chưa bao giờ hiển nhiên cả… »

Tại Nga, theo thông tín viên của RFI, sự kiện này không được truyền thông Nga đưa tin rộng rãi trên các mặt báo, mà chỉ là những tin tức bên lề, nhưng với những tựa như « nước thắng cuộc duy nhất không được mời », có báo thậm chí còn cho rằng phương Tây « đang viết lại lịch sử ».

Theo Bloomberg, phương Tây « đôi khi dễ dàng quên rằng Nga là một cường quốc cùng phe đồng minh thắng cuộc trong Đệ Nhị Thế Chiến », lờ đi những hy sinh của Liên Xô, với 27 triệu người hi sinh trong cuộc chiến chống Đức Quốc Xã. Trận Stalingrad cũng được coi là một bước ngoặt quan trọng ở mặt trận phía đông, giống như cuộc đổ bộ Normandie ở phía tây. Cũng chính vì vậy mà Vladimir Putin đã được mời lễ kỷ niệm cách nay 10 năm, mặc dù thời điểm đó, Nga đã bị loại khỏi nhóm G8 vì sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào năm 2014.

Vụ việc này gợi nhớ đến thời Chiến tranh Lạnh, Nga cũng vắng bóng tại lễ kỷ niệm lớn đầu tiên của sự kiện này vào năm 1984.

Những hình ảnh mà lễ kỷ niệm này truyền đi cho thấy một phương Tây « cùng hợp lực chống lại Nga ». Thế nhưng, « sự cô lập mang tính biểu tượng » mà phương Tây tạo ra lại không gây hề hấn gì cho Putin vì vẫn có những khu vực trên thế giới tiếp tục ủng hộ Nga vì lý do thương mại, năng lượng, lịch sử hay văn hóa. Chẳng hạn như tại diễn đàn kinh tế Saint Petersburgs trong tuần vừa qua, đại diện của 128 nước đã có mặt. Vào tuần tới, Nga cũng sẽ tiếp đón ngoại trưởng của các nước trong nhóm Brics đang ngày càng mở rộng.

Nga can thiệp, loan tin giả về Thế Vận Hội Paris 2024

Về thời sự nước Pháp, theo AFP, vài tuần trước kỳ Thế Vận Hội Mùa Hè, một báo cáo của Trung tâm phân tích rủi ro (MTAC), do Microsoft quản lý, đã phát hiện các nỗ lực phá hoại việc tổ chức sự kiện này từ hai nhóm chuyên đưa tuyên truyền của Nga là Storm-1679 và Storm-1099. Các nhóm này không chỉ sử dụng « chiến thuật cũ mà cả trí tuệ nhân tạo », để « reo rắc nỗi sợ hãi.»

Ví dụ nhóm Storm-1679 đã đăng tải các video với nội dung sai lệch. Ví dụ như một video giả mạo, gắn logo của France 24, đưa tin là 24 % số vé bán ra đã được trả lại vì lo ngại xảy ra cuộc tấn công trong Thế Vận Hội. Họ cũng dựng 1 video gắn logo của Euro News, loan rằng « người dân Paris đang mua bảo hiểm tài sản để đề phòng khủng bố trong Thế vận hội.» Các thông tin này là sai sự thật.

Nhóm Storm-1099, về phần mình thì tạo các trang báo Pháp giả mạo, như Le Parisien hay Le Point, đưa tin sai lệch, cảnh báo nguy cơ khủng bố trong Thế vận hội, chỉ trích Emmanuel Macron và chính phủ Pháp… Phía Nga đã bác bỏ cáo buộc can dự vào việc loan tin giả về Thế Vận Hội Paris 2024, phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng báo cáo này hoàn toàn dối trá.

Đức : Đa dạng sắc tộc trong đội tuyển bóng đá quốc gia gây tranh cãi

Vẫn về thời sự châu Âu, một tuần trước giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 (UEFA), một thăm dò được thực hiện cùng một bộ phim tài liệu, lấy ý kiến của người dân về mong muốn nhiều cầu thủ da trắng chơi bóng hơn hay không đã gây xôn xao dư luận.

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường trình :

Sáng thứ Năm, tại Quốc Hội, thủ tướng Đức khẳng định : « Chúng ta có thể tự hào về sự đa dạng (chủng tộc) trong đội bóng quốc gia. Tất cả đều là người Đức và là những cầu thủ của chúng ta ». Lãnh đạo Đức đã cảm ơn 20 triệu người Đức, có nguồn gốc từ nước ngoài và ca ngợi tính đa dạng của đội bóng quốc gia.

Đội tuyển quốc gia của Đức đã thay đổi, chậm hơn là tại các nước khác. Ngày nay, các cầu thủ là tấm gương phản chiếu cho một nước Đức đa văn hóa. Bộ phim tài liệu « Đoàn kết, công lý và đa dạng : Đội tuyển quốc gia giữa sự đa dạng và bản sắc », đã đề cập đến vấn đề này. Kênh WDR đã thực hiện một khảo sát liên quan đến bộ phim này. Với câu hỏi : « Có cần thêm nhiều cầu thủ da trắng chơi trong đội tuyển Đức hay không? » Hai phần ba số người được hỏi đã trả lời không, nhưng 20 % trong số họ đã trả lời có.

Điều này đã dấy lên một cuộc tranh cãi kép. Liệu có nên đưa ra một câu hỏi như vậy hay không ? Huấn luyện viên của đội tuyển quốc gia Đức, Julian Nagelsmann có quan điểm rõ ràng : « Tôi hy vọng là sẽ không bao giờ phải đọc một bản khảo sát tồi tệ như thế nữa ! »

Kênh truyền hình công WDR của Đức đã tự biện hộ, và khẳng định rằng chỉ muốn đưa cuộc khảo sát này vào trong một bộ phim tài liệu đã được khen ngợi về mặt chất lượng. Liên quan đến kết quả của cuộc khảo sát này, cầu thủ Joshua Kimmich cho rằng kết quả đó hoàn toàn vô lý : Bóng đá là một ví dụ tốt để có thể đoàn kết các quốc gia khác nhau, màu da, tôn giáo khác nhau.

17 % trong số những người được khảo sát cho rằng một người có nguồn gốc từ nước ngoài không thể trở thành đội trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Đức. Đội trưởng của tuyển quốc gia, Ilkay Gündogan, có gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, bày tỏ thất vọng về kết quả này. »

Đụng độ tại Jerusalem

Về thời sự Trung Đông, hàng năm, vào ngày 05/06 tại Jerusalem, lễ diễu hành cờ Israel được tổ chức tại khu phố cổ từ hơn nửa thế kỷ qua để ăn mừng Nhà nước Do Thái chiếm được phía đông Jerusalem năm 1967. Vốn là ngày phô trương vũ lực, bộc phát lòng căm thù của những người Israel cực đoan, buổi lễ năm nay, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng hơn, do cuộc tấn công của Hamas khiến 1100 người Israel bỏ mạng, vào tháng 10 năm ngoái, và cuộc trả đũa của Nhà nước Do Thái ở Gaza, khiến hơn 36 000 người bỏ mạng (theo số liệu từ bộ Y Tế Hamas).

Từ Jerusalem, thông tín viên Sami Boukhelifa tường trình :

« Nhóm người định cư trẻ tuổi tập trung tại Cổng Damascus, lối vào khu phố Hồi giáo Palestine của Thành phố cổ Jerusalem. Họ hô vang khẩu hiệu bày tỏ lòng căm thù một cách thô thiển: “Những người Ả Rập hãy chết đi ! Họ buông những lời lăng mạ, dùng ngón tay giữa, nhổ nước bọt, để sỉ nhục người Palestine.

Kama, đến từ vùng định cư bất hợp pháp tại lãnh thổ của người Palestine, ở Cisjordanie (Bờ Tây), khẳng định rằng : « Đó là chiến thắng của chúng tôi. Đất nước của chúng tôi, ngày kỷ niệm của chúng tôi, để chúng tôi ăn mừng. »

Tuy nhiên, trong đám đông, không phải ai cũng có những lời lẽ mang tính thù địch như vậy. Trái lại, Nataniel Sellam, thì mong muốn cả người Do Thái và người Ả Rập cùng chung sống, và Israel có chỗ cho tất cả mọi người. Anh nói :

« Tôi cho rằng tất cả người Israel, ngay cả những người cực đoan nhất, đều hiểu rằng chúng tôi phải chung sống (với người Palestine), đó là một thực tế.

Thế nhưng, tại sao một số người lại hô vang « Những người Ả Rập hãy chết đi » ? Theo anh Nataniel, những người đó không hiểu thông điệp của người Do Thái, làm như vậy sẽ không tiến triển đi đâu. Chúng tôi có thể tự hào để diễu hành cùng cờ Israel, chúng tôi cũng phải mạnh mẽ, nhưng không thể đe dọa hay lăng mạ hàng xóm của mình ».

Bộ trưởng An ninh quốc gia Israel, ông Itamar Ben Gvir, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cũng có mặt tại buổi tuần hành này và muốn truyền thông điệp tới Hamas : « Jerusalem là của chúng tôi, khu thánh đường Al-Aqsa, núi Đền nơi linh thiêng thứ ba của đạo Hồi cũng thuộc về chúng tôi ».

Nhật Bản : Tokyo phát triển ứng dụng hẹn hò của thành phố

Nhìn sang châu Á, bộ Y Tế Nhật Bản đã công bố hôm thứ Tư vừa qua, số liệu thống kê nhân khẩu học sơ bộ vào năm 2023, cho thấy số trẻ được sinh ra vào năm ngoái là 727.277, giảm hơn 40 000 trẻ so với một năm trước và là mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thống kê. Các quan chức nước này liệt kê một số các nguyên nhân, chẳng hạn như sự bất ổn kinh tế và khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái…

Trước tình trạng nhiều người trẻ không kết hôn, tại Tokyo, lãnh đạo thành phố này thông báo sẽ tạo ra một ứng dụng hẹn hò vào mùa hè này, để thúc đẩy tăng tỷ lệ kết hôn, góp phần tăng tỷ lệ sinh ở nước này. »

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles cho biết thêm thông tin :

« Đây là cơ hội cuối cùng tại Nhật Bản, tại một đất nước mà tỷ lệ sinh vào năm 2023, đã tiếp tục giảm từ 8 năm qua. Do vậy, thị trưởng Tokyo đã quyết định lập ra một ứng dụng hẹn hò riêng của thủ đô. Theo những người phụ trách dự án này, 70 % người Nhật muốn kết hôn, không sử dụng các ứng dụng hẹn hò để tìm kiếm bạn đời.

Có vẻ như đây là lần đầu tiên một thành phố muốn tạo ra một ứng dụng hẹn hò. Tại Nhật, chỉ khoảng 500 000 lễ kết hôn được tổ chức mỗi năm. Số trẻ sinh ra ngoài luồng giá thú không vượt quá 2 %.

Để đăng ký sử dụng trên ứng dụng hẹn hò nói trên, thì cần phải chứng minh thu nhập hàng năm. Bởi phụ nữ Nhật muốn tránh xa các ứng viên có thu nhập thấp.

Trên mạng xã hội, nhiều người đăng những bình luận tiêu cực về dự án của thành phố Tokyo, do ứng dụng buộc người dùng phải khai thu nhập. Hơn nữa, phát triển một ứng dụng từ tiền thuế của người dân Tokyo khiến nhiều người dùng mạng bày tỏ bất bình. Dù có hay không có ứng dụng này thì nhiều người Nhật ngày nay vẫn thích sống một mình ».

  continue reading

157 episodes

Artwork
iconShare
 
Manage episode 422568953 series 130294
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.

Tổng thống Nga không được mời dự lễ kỷ niệm 80 năm cuộc Đổ Bộ Normandie ; tranh cãi về sắc tộc trong đội tuyển bóng đá quốc gia Đức ; căng thẳng giữa những người Do Thái cực đoan và người Palestine tại lễ diễu hành cờ ở Israel ; tỷ lệ sinh giảm liên tục, thủ đô của Nhật muốn lập ra một ứng dụng hẹn hò. Trên đây là những chủ đề chính trong mục tạp chí thế giới đó đây tuần này.

Trong tuần này, nước Pháp đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 80 năm cuộc Đổ Bộ Normandie, đưa quân đồng minh vào giải phóng nước Pháp khỏi Đức Quốc Xã, góp phần chấm dứt Đệ Nhị Thế Chiến. Đây được coi là buổi lễ kỷ niệm cuối cùng có mặt các cựu chiến binh nay đã trên dưới trăm tuổi. Lãnh đạo và đại diện hơn 20 quốc gia cũng có mặt tại sự kiện kéo dài ba ngày (04-06/06/2024), như tổng thống Mỹ Joe Biden, nguyên thủ Anh Quốc, Charles Đệ Tam, hay tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, khách mời danh dự.

Tuy nhiên, Vladimir Putin, nguyên thủ Nga, quốc gia thuộc phe thắng cuộc trong Đệ Nhị Thế Chiến, lại không được mời vì cuộc chiến đang tiến hành ở Ukraina. Trả lời RFI Pháp ngữ, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Montaigne của Pháp, Michel Duclos, cho rằng « nghi lễ kỷ niệm này có tính nhân loại học » : « Có thể nói rằng đó là một loại nghi lễ kiểu bộ lạc, phần nào gợi lại những nguyên tắc cơ bản để đoàn kết một thế giới tự do. Đó là lễ kỷ niệm tình đoàn kết giữa hai bên bờ Đại Tây Dương, ở một thời điểm không hiển nhiên. Hơn nữa, tình đoàn kết này chưa bao giờ hiển nhiên cả… »

Tại Nga, theo thông tín viên của RFI, sự kiện này không được truyền thông Nga đưa tin rộng rãi trên các mặt báo, mà chỉ là những tin tức bên lề, nhưng với những tựa như « nước thắng cuộc duy nhất không được mời », có báo thậm chí còn cho rằng phương Tây « đang viết lại lịch sử ».

Theo Bloomberg, phương Tây « đôi khi dễ dàng quên rằng Nga là một cường quốc cùng phe đồng minh thắng cuộc trong Đệ Nhị Thế Chiến », lờ đi những hy sinh của Liên Xô, với 27 triệu người hi sinh trong cuộc chiến chống Đức Quốc Xã. Trận Stalingrad cũng được coi là một bước ngoặt quan trọng ở mặt trận phía đông, giống như cuộc đổ bộ Normandie ở phía tây. Cũng chính vì vậy mà Vladimir Putin đã được mời lễ kỷ niệm cách nay 10 năm, mặc dù thời điểm đó, Nga đã bị loại khỏi nhóm G8 vì sáp nhập bán đảo Crimée của Ukraina vào năm 2014.

Vụ việc này gợi nhớ đến thời Chiến tranh Lạnh, Nga cũng vắng bóng tại lễ kỷ niệm lớn đầu tiên của sự kiện này vào năm 1984.

Những hình ảnh mà lễ kỷ niệm này truyền đi cho thấy một phương Tây « cùng hợp lực chống lại Nga ». Thế nhưng, « sự cô lập mang tính biểu tượng » mà phương Tây tạo ra lại không gây hề hấn gì cho Putin vì vẫn có những khu vực trên thế giới tiếp tục ủng hộ Nga vì lý do thương mại, năng lượng, lịch sử hay văn hóa. Chẳng hạn như tại diễn đàn kinh tế Saint Petersburgs trong tuần vừa qua, đại diện của 128 nước đã có mặt. Vào tuần tới, Nga cũng sẽ tiếp đón ngoại trưởng của các nước trong nhóm Brics đang ngày càng mở rộng.

Nga can thiệp, loan tin giả về Thế Vận Hội Paris 2024

Về thời sự nước Pháp, theo AFP, vài tuần trước kỳ Thế Vận Hội Mùa Hè, một báo cáo của Trung tâm phân tích rủi ro (MTAC), do Microsoft quản lý, đã phát hiện các nỗ lực phá hoại việc tổ chức sự kiện này từ hai nhóm chuyên đưa tuyên truyền của Nga là Storm-1679 và Storm-1099. Các nhóm này không chỉ sử dụng « chiến thuật cũ mà cả trí tuệ nhân tạo », để « reo rắc nỗi sợ hãi.»

Ví dụ nhóm Storm-1679 đã đăng tải các video với nội dung sai lệch. Ví dụ như một video giả mạo, gắn logo của France 24, đưa tin là 24 % số vé bán ra đã được trả lại vì lo ngại xảy ra cuộc tấn công trong Thế Vận Hội. Họ cũng dựng 1 video gắn logo của Euro News, loan rằng « người dân Paris đang mua bảo hiểm tài sản để đề phòng khủng bố trong Thế vận hội.» Các thông tin này là sai sự thật.

Nhóm Storm-1099, về phần mình thì tạo các trang báo Pháp giả mạo, như Le Parisien hay Le Point, đưa tin sai lệch, cảnh báo nguy cơ khủng bố trong Thế vận hội, chỉ trích Emmanuel Macron và chính phủ Pháp… Phía Nga đã bác bỏ cáo buộc can dự vào việc loan tin giả về Thế Vận Hội Paris 2024, phát ngôn viên của điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng báo cáo này hoàn toàn dối trá.

Đức : Đa dạng sắc tộc trong đội tuyển bóng đá quốc gia gây tranh cãi

Vẫn về thời sự châu Âu, một tuần trước giải vô địch bóng đá châu Âu 2024 (UEFA), một thăm dò được thực hiện cùng một bộ phim tài liệu, lấy ý kiến của người dân về mong muốn nhiều cầu thủ da trắng chơi bóng hơn hay không đã gây xôn xao dư luận.

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường trình :

Sáng thứ Năm, tại Quốc Hội, thủ tướng Đức khẳng định : « Chúng ta có thể tự hào về sự đa dạng (chủng tộc) trong đội bóng quốc gia. Tất cả đều là người Đức và là những cầu thủ của chúng ta ». Lãnh đạo Đức đã cảm ơn 20 triệu người Đức, có nguồn gốc từ nước ngoài và ca ngợi tính đa dạng của đội bóng quốc gia.

Đội tuyển quốc gia của Đức đã thay đổi, chậm hơn là tại các nước khác. Ngày nay, các cầu thủ là tấm gương phản chiếu cho một nước Đức đa văn hóa. Bộ phim tài liệu « Đoàn kết, công lý và đa dạng : Đội tuyển quốc gia giữa sự đa dạng và bản sắc », đã đề cập đến vấn đề này. Kênh WDR đã thực hiện một khảo sát liên quan đến bộ phim này. Với câu hỏi : « Có cần thêm nhiều cầu thủ da trắng chơi trong đội tuyển Đức hay không? » Hai phần ba số người được hỏi đã trả lời không, nhưng 20 % trong số họ đã trả lời có.

Điều này đã dấy lên một cuộc tranh cãi kép. Liệu có nên đưa ra một câu hỏi như vậy hay không ? Huấn luyện viên của đội tuyển quốc gia Đức, Julian Nagelsmann có quan điểm rõ ràng : « Tôi hy vọng là sẽ không bao giờ phải đọc một bản khảo sát tồi tệ như thế nữa ! »

Kênh truyền hình công WDR của Đức đã tự biện hộ, và khẳng định rằng chỉ muốn đưa cuộc khảo sát này vào trong một bộ phim tài liệu đã được khen ngợi về mặt chất lượng. Liên quan đến kết quả của cuộc khảo sát này, cầu thủ Joshua Kimmich cho rằng kết quả đó hoàn toàn vô lý : Bóng đá là một ví dụ tốt để có thể đoàn kết các quốc gia khác nhau, màu da, tôn giáo khác nhau.

17 % trong số những người được khảo sát cho rằng một người có nguồn gốc từ nước ngoài không thể trở thành đội trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Đức. Đội trưởng của tuyển quốc gia, Ilkay Gündogan, có gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, bày tỏ thất vọng về kết quả này. »

Đụng độ tại Jerusalem

Về thời sự Trung Đông, hàng năm, vào ngày 05/06 tại Jerusalem, lễ diễu hành cờ Israel được tổ chức tại khu phố cổ từ hơn nửa thế kỷ qua để ăn mừng Nhà nước Do Thái chiếm được phía đông Jerusalem năm 1967. Vốn là ngày phô trương vũ lực, bộc phát lòng căm thù của những người Israel cực đoan, buổi lễ năm nay, diễn ra trong bối cảnh căng thẳng hơn, do cuộc tấn công của Hamas khiến 1100 người Israel bỏ mạng, vào tháng 10 năm ngoái, và cuộc trả đũa của Nhà nước Do Thái ở Gaza, khiến hơn 36 000 người bỏ mạng (theo số liệu từ bộ Y Tế Hamas).

Từ Jerusalem, thông tín viên Sami Boukhelifa tường trình :

« Nhóm người định cư trẻ tuổi tập trung tại Cổng Damascus, lối vào khu phố Hồi giáo Palestine của Thành phố cổ Jerusalem. Họ hô vang khẩu hiệu bày tỏ lòng căm thù một cách thô thiển: “Những người Ả Rập hãy chết đi ! Họ buông những lời lăng mạ, dùng ngón tay giữa, nhổ nước bọt, để sỉ nhục người Palestine.

Kama, đến từ vùng định cư bất hợp pháp tại lãnh thổ của người Palestine, ở Cisjordanie (Bờ Tây), khẳng định rằng : « Đó là chiến thắng của chúng tôi. Đất nước của chúng tôi, ngày kỷ niệm của chúng tôi, để chúng tôi ăn mừng. »

Tuy nhiên, trong đám đông, không phải ai cũng có những lời lẽ mang tính thù địch như vậy. Trái lại, Nataniel Sellam, thì mong muốn cả người Do Thái và người Ả Rập cùng chung sống, và Israel có chỗ cho tất cả mọi người. Anh nói :

« Tôi cho rằng tất cả người Israel, ngay cả những người cực đoan nhất, đều hiểu rằng chúng tôi phải chung sống (với người Palestine), đó là một thực tế.

Thế nhưng, tại sao một số người lại hô vang « Những người Ả Rập hãy chết đi » ? Theo anh Nataniel, những người đó không hiểu thông điệp của người Do Thái, làm như vậy sẽ không tiến triển đi đâu. Chúng tôi có thể tự hào để diễu hành cùng cờ Israel, chúng tôi cũng phải mạnh mẽ, nhưng không thể đe dọa hay lăng mạ hàng xóm của mình ».

Bộ trưởng An ninh quốc gia Israel, ông Itamar Ben Gvir, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cũng có mặt tại buổi tuần hành này và muốn truyền thông điệp tới Hamas : « Jerusalem là của chúng tôi, khu thánh đường Al-Aqsa, núi Đền nơi linh thiêng thứ ba của đạo Hồi cũng thuộc về chúng tôi ».

Nhật Bản : Tokyo phát triển ứng dụng hẹn hò của thành phố

Nhìn sang châu Á, bộ Y Tế Nhật Bản đã công bố hôm thứ Tư vừa qua, số liệu thống kê nhân khẩu học sơ bộ vào năm 2023, cho thấy số trẻ được sinh ra vào năm ngoái là 727.277, giảm hơn 40 000 trẻ so với một năm trước và là mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thống kê. Các quan chức nước này liệt kê một số các nguyên nhân, chẳng hạn như sự bất ổn kinh tế và khó khăn trong việc cân bằng giữa công việc và chăm sóc con cái…

Trước tình trạng nhiều người trẻ không kết hôn, tại Tokyo, lãnh đạo thành phố này thông báo sẽ tạo ra một ứng dụng hẹn hò vào mùa hè này, để thúc đẩy tăng tỷ lệ kết hôn, góp phần tăng tỷ lệ sinh ở nước này. »

Từ Tokyo, thông tín viên Frédéric Charles cho biết thêm thông tin :

« Đây là cơ hội cuối cùng tại Nhật Bản, tại một đất nước mà tỷ lệ sinh vào năm 2023, đã tiếp tục giảm từ 8 năm qua. Do vậy, thị trưởng Tokyo đã quyết định lập ra một ứng dụng hẹn hò riêng của thủ đô. Theo những người phụ trách dự án này, 70 % người Nhật muốn kết hôn, không sử dụng các ứng dụng hẹn hò để tìm kiếm bạn đời.

Có vẻ như đây là lần đầu tiên một thành phố muốn tạo ra một ứng dụng hẹn hò. Tại Nhật, chỉ khoảng 500 000 lễ kết hôn được tổ chức mỗi năm. Số trẻ sinh ra ngoài luồng giá thú không vượt quá 2 %.

Để đăng ký sử dụng trên ứng dụng hẹn hò nói trên, thì cần phải chứng minh thu nhập hàng năm. Bởi phụ nữ Nhật muốn tránh xa các ứng viên có thu nhập thấp.

Trên mạng xã hội, nhiều người đăng những bình luận tiêu cực về dự án của thành phố Tokyo, do ứng dụng buộc người dùng phải khai thu nhập. Hơn nữa, phát triển một ứng dụng từ tiền thuế của người dân Tokyo khiến nhiều người dùng mạng bày tỏ bất bình. Dù có hay không có ứng dụng này thì nhiều người Nhật ngày nay vẫn thích sống một mình ».

  continue reading

157 episodes

All episodes

×
 
Loading …

Welcome to Player FM!

Player FM is scanning the web for high-quality podcasts for you to enjoy right now. It's the best podcast app and works on Android, iPhone, and the web. Signup to sync subscriptions across devices.

 

Quick Reference Guide