Artwork

Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.
Player FM - Podcast App
Go offline with the Player FM app!

Khai mạc Olympic Paris: Phá bung húy kỵ che phủ nạn kỳ thị người LGBT+

9:41
 
Share
 

Manage episode 432315973 series 130294
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.

Lễ khai mạc Thế Vận Hội Paris, ngày 26/07/2024, được đại đa số người Pháp ca ngợi như một thành công, nhưng bị chỉ trích dữ dội từ phía nhà cầm quyền Nga, giới chính trị gia cực hữu Ý, Hungary, và nhiều người theo đạo Thiên Chúa. Lý do chính: sự hiện diện nổi bật của giới đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới… (LGBT+) trong một số hoạt cảnh chính của chương trình.

Thông tin bịa đặt về việc một nữ võ sĩ quyền Anh Ý phải bỏ cuộc đấu vì gặp phải một đối thủ chuyển giới, tràn ngập trên các mạng xã hội. Nhưng Thế Vận Hội cũng là một thời điểm cho hòa giải : Bức ảnh chụp chung các vận động viên bóng bàn Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, hai quốc gia đang trong tình trạng đối đầu thù địch, gây nhiều xúc động tại Hàn Quốc.

***

Các trình diễn trong hoạt cảnh thứ 8 của chương trình mang tên ‘‘Festivité’’ (Hoan lạc) trên cây cầu Debilly chỉ chiếm một thời gian không dài, nhưng được nhiều người coi là một tâm điểm của lễ khai mạc. DJ Barbara Butch, một nhà tranh đấu nữ quyền, người đồng tính nữ, được chọn đứng ở trung tâm bàn tiệc, có dáng vẻ giống với bức họa ‘‘Tiệc Ly’’ của Leonardo da Vinci, vốn được coi là thiêng liêng với đạo Thiên Chúa, mà nhiều người cho rằng giống cả với bức ‘‘Bữa tiệc Thần thánh’’ đầu thế kỷ 16 của danh họa Hà Lan Jan Harmensz van Biljart.

Đây là một lý do chính khiến chương trình hứng chịu nhiều chỉ trích dữ dội. Tại Pháp, phát ngôn viên Tập Hợp Dân Tộc - RN, đảng cực hữu lớn nhất nước, ông Julien Odoul, coi lễ khai mạc là sự ‘‘hổ thẹn’’ đối với nước Pháp, ‘‘tàn phá văn hóa Pháp’’. Hội đồng Giám mục Pháp, một mặt khen ngợi chương trình, mặt khác chỉ trích một số dàn dựng ‘‘xúc phạm đạo Thiên Chúa’’, nhưng không nêu chi tiết.

Nga lên án, kênh NBC Mỹ ‘‘kiểm duyệt’’

Phản ứng từ phía nhà cầm quyền Nga là rất rõ. Trên mạng Telegram, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, Maria Zakharova, coi đây là ‘‘một cuộc phô trương thanh thế của giới đồng tính’’ và nhạo báng cảnh ‘‘Tiệc Ly’’ (La Cène) thông qua ‘‘màn trình diễn LGBT+’’. Với giáo hội Chính Thống Giáo Nga, đây là một biểu hiện cho sự khinh thường đạo Thiên Chúa, và cổ vũ cho chủ nghĩa vô thần. Thủ tướng Hung, Victor Orban nổi tiếng với phương thức cầm quyền ‘‘dân chủ phi tự do’’ (démocratie illibérale), coi đây là dấu hiệu của sự ‘‘suy đồi về đạo đức và tan rã của phương Tây’’.

Trong lúc khoảng 1 tỉ khán giả trên thế giới trực tiếp theo dõi chương trình, một số kênh truyền hình, đặc biệt là Mỹ và Maroc, đã kiểm duyệt đoạn bị chỉ trích. Kênh NBC của Mỹ, liên tục truyền hình các lễ khai mạc Thế Vận Hội từ năm 1988, đã thay thế đoạn này bằng các hình ảnh đoàn thể thao Mỹ và quảng cáo.

Tranh về ‘‘Bữa ăn cuối cùng…’’ từng phải ra Tòa án Dị giáo

Phần trình diễn trong hoạt cảnh Hoan lạc nói trên là một cách xử lý vụng về của chương trình được đánh giá là hết sức công phu này, hay một hành động ‘‘cố tình khiêu khích’’? Trả lời báo giới, nhà chỉ đạo nghệ thuật Thomas Jolly khẳng định ông không lấy cảm hứng từ bức tranh Bữa ăn cuối cùng của chúa Giê Su với 12 tông đồ nổi tiếng của Leonardo da Vinci, và không có mục tiêu xúc phạm ai.

Dù nhà chỉ đạo nghệ thuật có thừa nhận hay không, sự tương đồng giữa màn trình diễn với kiệt tác của Leonardo da Vinci là rõ ràng. Tuy nhiên, điều đó không đủ để khẳng định nhà đạo diễn chủ trương tấn công vào biểu tượng quan trọng của đạo Thiên Chúa. Nhà nghiên cứu lịch sử điện ảnh Luc Vancheri đặt trở lại ‘‘Tiệc Ly’’ cuối thế kỷ 15 trong dòng lịch sử (bài ''JO : de la start-up nation à la queer nation / Thế Vận Hội, từ đất nước của các công ty khởi nghiệp đến cộng đồng các giới tính khác'', Libération). Leonardo da Vinci không phải là người duy nhất vẽ cảnh này. Cuối thế kỷ 16, một danh họa khác từng được đặt hàng vẽ Tiệc Ly (Véronèse) để thay thế cho bức họa của Titien bị phá hủy trong trận hỏa hoạn. Véronèse đã phải ra Tòa án Dị giáo vì bị cáo buộc vẽ sai tinh thần Bữa ăn cuối cùng của Chúa. Theo chuyên gia Luc Vancheri, trong bức tranh này, chính Leonardo da Vinci cũng có những diễn tả riêng không phù hợp với chính thống.

Mô típ ‘‘Tiệc Ly’’ đã được sử dụng rộng rãi từ lâu

Đặc biệt đáng chú ý là cảnh tượng Bữa ăn cuối cùng của Chúa, theo họa phẩm của da Vinci, đã được đạo diễn Tây Ban Nha Buñuel sử dụng trong bộ phim Viridiana (năm 1961), nhằm chỉ trích tâm lý cuồng đạo của nữ nhân vật chính, và châm biếm thói đạo đức giả của giới trưởng giả. Bộ phim, đương thời bị cấm chiếu tại Tây Ban Nha cho đến khi chế độ độc tài Franco sụp đổ, đã được trao giải thưởng điện ảnh Cành Cọ Vàng.

Theo nhiều chuyên gia, không phải đợi đến Lễ khai mạc Thế Vận Hội Paris, mà ít nhất từ hơn nửa thế kỷ nay, kể từ bộ phim của Buñuel, hình ảnh ‘‘Tiệc ly’’ đã được bắt chước, chuyển đổi, sử dụng khắp nơi, trong nhiều lĩnh vực, từ quảng cáo, đến truyện tranh, phim ảnh, hội họa… Vậy vì sao hoạt cảnh ‘‘Hoan lạc’’ trên dòng sông Seine lần này lại gây chấn động ghê gớm như vậy ?

‘‘Thành trì cuối cùng’’ của nạn kỳ thị

Theo nhà phân tâm học Jérôme Batout, sở dĩ hoạt cảnh này gây tác động mạnh vì được đặt vào tâm điểm của sự kiện thể thao cỡ hành tinh, phá bung một húy kỵ lớn trong giới thể thao, vốn được nhiều người coi là ‘‘thành trì cuối cùng’’ của nạn kỳ thị người LGBT+, ‘‘nơi ngự trị quan điểm truyền thống về giới tính, coi nam tính tự thân là phẩm chất’’, không thừa nhận sự đa dạng giới tính (non-binaire).

Chống kỳ thị phụ nữ đã từng là tâm điểm của cuộc chiến bình đẳng giới suốt chiều dài thế kỷ 20 đến nay. Kể từ cuối thế kỷ 20 đến nay, bảo vệ quyền của những người LGBT+ là một mặt trận khác. Một điều tra của IPSOS năm 2022 cho thấy vẫn còn hơn 75% dân thể thao chuyên nghiệp và nghiệp dư kỳ thị người LGBT+. Các môn thể thao đồng đội bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thái độ này, nhất là bóng đá. Đa số người Pháp muốn có ‘‘các biện pháp quy mô lớn’’ chống tệ nạn này. Một cuộc điều tra cách đây ít năm tại 5 nước châu Âu (Đức, Ý, Áo, Hung và Scotland) cho thấy 20% người được hỏi không dám tham gia một môn thể thao, do lo ngại bị kỳ thị về giới. Năm 2021, chương trình Bình Đẳng Giới của chính phủ Pháp coi việc chống nạn kỳ thị người LGBT+ trong thể thao là một trong 9 ưu tiên.

Đa dạng giới tính trong thể thao: Thay đổi lớn trong giới trẻ

Trả lời HuffPost (bài ''À la cérémonie d’ouverture des JO, la représentation queer est ''un point de bascule'' pour le monde olympique'' / Lễ khai mạc Olympic, hình ảnh của queer/giới tính khác là một bước ngoặt trong thế giới Olympic), nhà xã hội học thể thao Sylvain Ferez, đại học Montpellier (tác giả cuốn Sociologie du sport gay et lesbien / Xã hội học thể thao của giới đồng tính nam, đồng tính nữ), nhận định màn trình diễn cực kỳ táo bạo này đã tạo nên’’ một bước ngoặt trong giới Thế Vận Hội quốc tế’’, đáp ứng nhu cầu thay đổi đang diễn ra trong thế hệ trẻ. Sylvain Ferez nhấn mạnh : cộng đồng Olympic đang đứng trước lựa chọn : hoặc hưởng ứng, hoặc quay lưng lại đòi hỏi thay đổi này. Với lễ khai mạc, ban tổ chức Thế Vận Hội Paris 2024 đã khẳng định thể thao là ‘‘nơi dung chứa sự đa dạng về giới tính’’ và đã thể hiện điều này ‘‘một cách ấn tượng nhất và với quy mô lớn nhất’’.

Chống kỳ thị về giới tính không có nghĩa là gây hấn với người khác. Bảo vệ quyền của mình không đồng nghĩa là chà đạp lên quyền của người khác. Trên nhật báo Công giáo La Croix (bài ''Truyền thống đương đại chuyển đối ý nghĩa của bức họa Tiệc Ly liệu có phải là báng bổ"), sử gia chuyên về đạo Thiên Chúa, cũng là một tín đồ Công giáo, ông Jean-Pascal Gay, đưa ra một cái nhìn tổng hợp hiếm có về chủ đề này. Ông nhấn mạnh đến thực tế, là từ lâu các giáo hội Thiên Chúa giáo ‘‘đã mất đi độc quyền kiểm duyệt việc giải thích các hình ảnh’’, vốn được coi thuộc về tôn giáo trong nhiều thế kỷ, như bức Tiệc Ly.

‘‘Trách nhiệm’’ của Giáo hội, ‘‘lòng nhân từ’’ của Thiên Chúa

Trong khi đó, việc những người như ‘‘các drag-queen’’ (các nghệ sĩ nam nhưng mang phong cách và ăn mặc nữ tính), thường bị kỳ thị trong xã hội, có mặt trong khung cảnh gợi nhớ đến hình ảnh Chúa Giê Su đặt ra vấn đề ‘‘trách nhiệm của các giáo hội’’ hiện nay trong việc để cho những con người ấy bị loại trừ.

Sử gia Jean-Pascal Gay dẫn lại ca khúc ‘‘L’hymne à l’amour’’ của Edith Piaf (được nhiều người dịch là Thánh kinh của tình yêu), mà các tác giả chương trình đã mời ca sĩ Céline Dion, cũng là một người Công giáo, trình bày vào cuối buổi lễ, như một lời mời gọi những ai chỉ trích, lên án ‘‘sự báng bổ’’, hãy nhớ đến phẩm tính lớn nhất của Thiên Chúa : ‘‘lòng nhân từ’’.

Tin giả về nữ võ sĩ phải bỏ đấu vì nam đối thủ chuyển giới, nhiều chính trị gia tiếp tay

Vấn đề giới tính liên quan đến cộng đồng LGBT+ tại Thế Vận Hội Paris tiếp tục là chủ đề gây phản ứng dữ dội. Trên các mạng xã hội lan tràn tin đồn về việc một nữ vận động viên quyền Anh người Ý, hôm 01/08, buộc phải rời trận đấu chỉ sau 45 giây, ‘‘do gặp phải một đối thủ là nam chuyển giới thành nữ’’. Vận động viên Ý Angela Carini đã không bắt tay đối thủ Angérie Imane Khelif sau trận đấu.

Tin vừa tung ra, ngay lập tức nhiều chính trị gia phản ứng dữ dội. Nữ thủ tướng Ý Georgia Meloni lên án ‘‘một cuộc đấu bất bình đẳng’’. Trên mạng Truth Social, ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump đang trong cuộc tranh cử, tuyên bố nếu lên cầm quyền ‘‘sẽ loại bỏ tất cả đàn ông ra khỏi các môn thi giành cho phụ nữ’’. Quan điểm của ông Trump được nhiều chính trị gia Cộng Hòa hưởng ứng.

Tỉ phú Elon Musk, đồng minh của cựu tổng thống, trên mạng X, mà ông sở hữu, tranh thủ cơ hội tấn công ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ, Kamala Harris. Theo Elon Musk, phó tổng thống Harris chắc chắn ủng hộ quyết định của Ủy Ban Thế Vận Hội cho phép vận động viên Algérie thi đấu, và ‘‘nếu không phải như vậy thì bà ta đã phải lên tiếng bác bỏ’’.

Phó thủ tướng Ý Matteo Salvini khẳng định vận động viên Algérie là ‘‘người chuyển giới’’. Nhiều thành phần cựu hữu Pháp lên án Ủy Ban Thế Vận, với cáo buộc vận động viên này là người ‘‘lưỡng giới’’ hay ‘‘liên giới tính’’ (intersexe).

Trên thực tế, vận động viên Angérie Imane Khelif là phụ nữ, nhưng hồi năm ngoái một liên đoàn quyền Anh thế giới không cho phép cô thi đấu với lý do lượng testosterone, được coi là hormone nam tính, vượt quá tỉ lệ cho phép. Ngược lại, Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc tế chấp nhận cho Imane Khelif tham gia, với giải thích ‘‘nhiều phụ nữ có lượng testosterone ngang bằng nam giới’’.

Tin giả chống Thế Vận Hội, kích động hận thù

Theo báo chí Pháp, vận động viên Ý Angela Carini sau đó đã xin lỗi đối thủ vì hành động từ chối bắt tay khiếm nhã, nhưng cử chỉ hối lỗi được đưa ra quá trễ. Vụ tin giả về nữ vận động viên quyền Anh chuyển giới đã góp phần thổi bùng thêm không khí thù hận đối với Thế Vận Hội Paris, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế và giới LGBT+.

Ngoài tin giả về vận động viên chuyển giới thi đấu bất hợp pháp, Thế Vận Hội Paris cũng là mục tiêu tấn công của nhiều tin giả, như chuyện bịa người Công Giáo biểu tình tại quảng trường Trocardero gần tháp Eiffel sau lễ khai mạc để phản đối, được hàng triệu người truy cập, hay cảnh đường phố Paris bốc cháy sau vụ phá hoại các tuyến đường sắt, hoặc giường của các vận động viên tại làng Olympic làm bằng bìa carton...

Vận động viên Nam - Bắc Hàn chụp chung: Lo ngại bị Bình Nhưỡng trừng phạt

Một hình ảnh đẹp về tình hữu nghị vượt qua vực thẳm ngăn cách tại Thế Vận Hội Paris trong những ngày qua là bức ảnh chụp chung các vận động viên Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Ngày 30/07, trong môn bóng bàn đôi nam nữ, hai vận động viên Bắc Triều Tiên Ri Yong Sik và Kim Kum Yong, huy chương bạc, đã đứng chung trong một bức hình với hai vận động viên Lim Jong-hoon và Shin Yu-bin, huy chương đồng. Nhật báo Hàn Quốc JongAng Ilbo vui mừng nhấn mạnh : ‘‘Tấm hình chụp chung với quốc kỳ Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên với một chiếc điện thoại Sam Sung’’. Hai vận động viên Trung Quốc đoạt huy chương vàng cũng có mặt trong tấm hình.

Các kênh truyền hình Hàn Quốc truyền đi liên tục bức hình selfie này, và coi đây là một thời điểm hiếm có, thể hiện sự đoàn kết của hai miền Triều Tiên. ‘‘Đây thực sự là tinh thần Thế Vận Hội’’, theo một nhà bình luận. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cũng ghi nhận việc dân mạng Hàn Quốc lo ngại về việc các vận động viên Bắc Triều Tiên có thể phải hứng chịu các trừng phạt do chụp ảnh với dân cư quốc gia thù địch.

Về mặt chính thức, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh từ hơn 70 năm kể từ ngày đình chiến. Kể từ tháng 1/2024, lần đầu tiên Bình Nhưỡng tuyên bố từ bỏ chính sách tái thống nhất, khẳng định Hàn Quốc là kẻ thù chính. Cách nay ít hôm, nhân ngày kỷ niệm chiến tranh bùng nổ, Kim Jong Un đe dọa ‘‘hủy diệt’’ hoàn toàn Hàn Quốc.

Lịch sử nước Pháp gắn bó với thế giới : Câu chuyện ‘‘bốn hồi’’

Cộng tác với Thomas Jolly trong việc biên soạn chương trình Lễ Khai mạc khổng lồ này có sử gia Patrick Boucheron, Collège de France, định chế học thuật hàng đầu của nước Pháp. Giáo sư Boucheron, chủ biên cuốn ‘‘L’histoire mondiale de la France / Lịch sử thế giới của nước Pháp’’ (xuất bản năm 2017), được coi là ‘‘đồng tác giả’’ của chương trình. Ông cho biết phương châm của nhóm khi xây dựng chương trình là tránh hoàn toàn cách làm ‘‘ngạo mạn và phô trương’’ của Trung Quốc với Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, phổ biến ‘‘cách nhìn khuôn mẫu cứng nhắc về lịch sử quốc gia’’.

Với Patrick Boucheron, lịch sử nước Pháp và thế giới gắn bó mật thiết. Sức mạnh của nước Pháp chính nằm ở sự cởi mở, đa dạng, phong phú vô cùng tận. Để nước Pháp tìm được động lực tiếp tục tiến lên, điều quan trọng là tôn trọng toàn bộ sự đa dạng đó, và tìm cách ‘‘chung sống’’ (vivre ensemble), không chấp nhận để ‘‘bị co cụm’’, ‘‘bị chia rẽ’’ (Bài trả lời Le Grand Continent : ''Oui, ça ira.../ Vâng, mọi việc sẽ tốt hơn..."). Được sống với chính mình, đoàn kết, tôn trọng sự thật, hóa giải hận thù là phương châm.

Lễ khai mạc Thế Vận Hội vừa qua là một thể nghiệm hướng đến tương lai - một cốt truyện với nhiều cách hiểu. Nhưng đây mới chỉ là màn thứ nhất của một ‘‘câu chuyện bốn hồi’’. Nhà sử học mời công chúng đón xem ba hồi tiếp: lễ bế mạc Thế Vận Hội (11/08), và lễ khai mạc cùng lễ bế mạc Thế Vận Hội của người tàn tật (28/08 - 08/09).

  continue reading

157 episodes

Artwork
iconShare
 
Manage episode 432315973 series 130294
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.

Lễ khai mạc Thế Vận Hội Paris, ngày 26/07/2024, được đại đa số người Pháp ca ngợi như một thành công, nhưng bị chỉ trích dữ dội từ phía nhà cầm quyền Nga, giới chính trị gia cực hữu Ý, Hungary, và nhiều người theo đạo Thiên Chúa. Lý do chính: sự hiện diện nổi bật của giới đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới… (LGBT+) trong một số hoạt cảnh chính của chương trình.

Thông tin bịa đặt về việc một nữ võ sĩ quyền Anh Ý phải bỏ cuộc đấu vì gặp phải một đối thủ chuyển giới, tràn ngập trên các mạng xã hội. Nhưng Thế Vận Hội cũng là một thời điểm cho hòa giải : Bức ảnh chụp chung các vận động viên bóng bàn Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên, hai quốc gia đang trong tình trạng đối đầu thù địch, gây nhiều xúc động tại Hàn Quốc.

***

Các trình diễn trong hoạt cảnh thứ 8 của chương trình mang tên ‘‘Festivité’’ (Hoan lạc) trên cây cầu Debilly chỉ chiếm một thời gian không dài, nhưng được nhiều người coi là một tâm điểm của lễ khai mạc. DJ Barbara Butch, một nhà tranh đấu nữ quyền, người đồng tính nữ, được chọn đứng ở trung tâm bàn tiệc, có dáng vẻ giống với bức họa ‘‘Tiệc Ly’’ của Leonardo da Vinci, vốn được coi là thiêng liêng với đạo Thiên Chúa, mà nhiều người cho rằng giống cả với bức ‘‘Bữa tiệc Thần thánh’’ đầu thế kỷ 16 của danh họa Hà Lan Jan Harmensz van Biljart.

Đây là một lý do chính khiến chương trình hứng chịu nhiều chỉ trích dữ dội. Tại Pháp, phát ngôn viên Tập Hợp Dân Tộc - RN, đảng cực hữu lớn nhất nước, ông Julien Odoul, coi lễ khai mạc là sự ‘‘hổ thẹn’’ đối với nước Pháp, ‘‘tàn phá văn hóa Pháp’’. Hội đồng Giám mục Pháp, một mặt khen ngợi chương trình, mặt khác chỉ trích một số dàn dựng ‘‘xúc phạm đạo Thiên Chúa’’, nhưng không nêu chi tiết.

Nga lên án, kênh NBC Mỹ ‘‘kiểm duyệt’’

Phản ứng từ phía nhà cầm quyền Nga là rất rõ. Trên mạng Telegram, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, Maria Zakharova, coi đây là ‘‘một cuộc phô trương thanh thế của giới đồng tính’’ và nhạo báng cảnh ‘‘Tiệc Ly’’ (La Cène) thông qua ‘‘màn trình diễn LGBT+’’. Với giáo hội Chính Thống Giáo Nga, đây là một biểu hiện cho sự khinh thường đạo Thiên Chúa, và cổ vũ cho chủ nghĩa vô thần. Thủ tướng Hung, Victor Orban nổi tiếng với phương thức cầm quyền ‘‘dân chủ phi tự do’’ (démocratie illibérale), coi đây là dấu hiệu của sự ‘‘suy đồi về đạo đức và tan rã của phương Tây’’.

Trong lúc khoảng 1 tỉ khán giả trên thế giới trực tiếp theo dõi chương trình, một số kênh truyền hình, đặc biệt là Mỹ và Maroc, đã kiểm duyệt đoạn bị chỉ trích. Kênh NBC của Mỹ, liên tục truyền hình các lễ khai mạc Thế Vận Hội từ năm 1988, đã thay thế đoạn này bằng các hình ảnh đoàn thể thao Mỹ và quảng cáo.

Tranh về ‘‘Bữa ăn cuối cùng…’’ từng phải ra Tòa án Dị giáo

Phần trình diễn trong hoạt cảnh Hoan lạc nói trên là một cách xử lý vụng về của chương trình được đánh giá là hết sức công phu này, hay một hành động ‘‘cố tình khiêu khích’’? Trả lời báo giới, nhà chỉ đạo nghệ thuật Thomas Jolly khẳng định ông không lấy cảm hứng từ bức tranh Bữa ăn cuối cùng của chúa Giê Su với 12 tông đồ nổi tiếng của Leonardo da Vinci, và không có mục tiêu xúc phạm ai.

Dù nhà chỉ đạo nghệ thuật có thừa nhận hay không, sự tương đồng giữa màn trình diễn với kiệt tác của Leonardo da Vinci là rõ ràng. Tuy nhiên, điều đó không đủ để khẳng định nhà đạo diễn chủ trương tấn công vào biểu tượng quan trọng của đạo Thiên Chúa. Nhà nghiên cứu lịch sử điện ảnh Luc Vancheri đặt trở lại ‘‘Tiệc Ly’’ cuối thế kỷ 15 trong dòng lịch sử (bài ''JO : de la start-up nation à la queer nation / Thế Vận Hội, từ đất nước của các công ty khởi nghiệp đến cộng đồng các giới tính khác'', Libération). Leonardo da Vinci không phải là người duy nhất vẽ cảnh này. Cuối thế kỷ 16, một danh họa khác từng được đặt hàng vẽ Tiệc Ly (Véronèse) để thay thế cho bức họa của Titien bị phá hủy trong trận hỏa hoạn. Véronèse đã phải ra Tòa án Dị giáo vì bị cáo buộc vẽ sai tinh thần Bữa ăn cuối cùng của Chúa. Theo chuyên gia Luc Vancheri, trong bức tranh này, chính Leonardo da Vinci cũng có những diễn tả riêng không phù hợp với chính thống.

Mô típ ‘‘Tiệc Ly’’ đã được sử dụng rộng rãi từ lâu

Đặc biệt đáng chú ý là cảnh tượng Bữa ăn cuối cùng của Chúa, theo họa phẩm của da Vinci, đã được đạo diễn Tây Ban Nha Buñuel sử dụng trong bộ phim Viridiana (năm 1961), nhằm chỉ trích tâm lý cuồng đạo của nữ nhân vật chính, và châm biếm thói đạo đức giả của giới trưởng giả. Bộ phim, đương thời bị cấm chiếu tại Tây Ban Nha cho đến khi chế độ độc tài Franco sụp đổ, đã được trao giải thưởng điện ảnh Cành Cọ Vàng.

Theo nhiều chuyên gia, không phải đợi đến Lễ khai mạc Thế Vận Hội Paris, mà ít nhất từ hơn nửa thế kỷ nay, kể từ bộ phim của Buñuel, hình ảnh ‘‘Tiệc ly’’ đã được bắt chước, chuyển đổi, sử dụng khắp nơi, trong nhiều lĩnh vực, từ quảng cáo, đến truyện tranh, phim ảnh, hội họa… Vậy vì sao hoạt cảnh ‘‘Hoan lạc’’ trên dòng sông Seine lần này lại gây chấn động ghê gớm như vậy ?

‘‘Thành trì cuối cùng’’ của nạn kỳ thị

Theo nhà phân tâm học Jérôme Batout, sở dĩ hoạt cảnh này gây tác động mạnh vì được đặt vào tâm điểm của sự kiện thể thao cỡ hành tinh, phá bung một húy kỵ lớn trong giới thể thao, vốn được nhiều người coi là ‘‘thành trì cuối cùng’’ của nạn kỳ thị người LGBT+, ‘‘nơi ngự trị quan điểm truyền thống về giới tính, coi nam tính tự thân là phẩm chất’’, không thừa nhận sự đa dạng giới tính (non-binaire).

Chống kỳ thị phụ nữ đã từng là tâm điểm của cuộc chiến bình đẳng giới suốt chiều dài thế kỷ 20 đến nay. Kể từ cuối thế kỷ 20 đến nay, bảo vệ quyền của những người LGBT+ là một mặt trận khác. Một điều tra của IPSOS năm 2022 cho thấy vẫn còn hơn 75% dân thể thao chuyên nghiệp và nghiệp dư kỳ thị người LGBT+. Các môn thể thao đồng đội bị ảnh hưởng nặng nhất bởi thái độ này, nhất là bóng đá. Đa số người Pháp muốn có ‘‘các biện pháp quy mô lớn’’ chống tệ nạn này. Một cuộc điều tra cách đây ít năm tại 5 nước châu Âu (Đức, Ý, Áo, Hung và Scotland) cho thấy 20% người được hỏi không dám tham gia một môn thể thao, do lo ngại bị kỳ thị về giới. Năm 2021, chương trình Bình Đẳng Giới của chính phủ Pháp coi việc chống nạn kỳ thị người LGBT+ trong thể thao là một trong 9 ưu tiên.

Đa dạng giới tính trong thể thao: Thay đổi lớn trong giới trẻ

Trả lời HuffPost (bài ''À la cérémonie d’ouverture des JO, la représentation queer est ''un point de bascule'' pour le monde olympique'' / Lễ khai mạc Olympic, hình ảnh của queer/giới tính khác là một bước ngoặt trong thế giới Olympic), nhà xã hội học thể thao Sylvain Ferez, đại học Montpellier (tác giả cuốn Sociologie du sport gay et lesbien / Xã hội học thể thao của giới đồng tính nam, đồng tính nữ), nhận định màn trình diễn cực kỳ táo bạo này đã tạo nên’’ một bước ngoặt trong giới Thế Vận Hội quốc tế’’, đáp ứng nhu cầu thay đổi đang diễn ra trong thế hệ trẻ. Sylvain Ferez nhấn mạnh : cộng đồng Olympic đang đứng trước lựa chọn : hoặc hưởng ứng, hoặc quay lưng lại đòi hỏi thay đổi này. Với lễ khai mạc, ban tổ chức Thế Vận Hội Paris 2024 đã khẳng định thể thao là ‘‘nơi dung chứa sự đa dạng về giới tính’’ và đã thể hiện điều này ‘‘một cách ấn tượng nhất và với quy mô lớn nhất’’.

Chống kỳ thị về giới tính không có nghĩa là gây hấn với người khác. Bảo vệ quyền của mình không đồng nghĩa là chà đạp lên quyền của người khác. Trên nhật báo Công giáo La Croix (bài ''Truyền thống đương đại chuyển đối ý nghĩa của bức họa Tiệc Ly liệu có phải là báng bổ"), sử gia chuyên về đạo Thiên Chúa, cũng là một tín đồ Công giáo, ông Jean-Pascal Gay, đưa ra một cái nhìn tổng hợp hiếm có về chủ đề này. Ông nhấn mạnh đến thực tế, là từ lâu các giáo hội Thiên Chúa giáo ‘‘đã mất đi độc quyền kiểm duyệt việc giải thích các hình ảnh’’, vốn được coi thuộc về tôn giáo trong nhiều thế kỷ, như bức Tiệc Ly.

‘‘Trách nhiệm’’ của Giáo hội, ‘‘lòng nhân từ’’ của Thiên Chúa

Trong khi đó, việc những người như ‘‘các drag-queen’’ (các nghệ sĩ nam nhưng mang phong cách và ăn mặc nữ tính), thường bị kỳ thị trong xã hội, có mặt trong khung cảnh gợi nhớ đến hình ảnh Chúa Giê Su đặt ra vấn đề ‘‘trách nhiệm của các giáo hội’’ hiện nay trong việc để cho những con người ấy bị loại trừ.

Sử gia Jean-Pascal Gay dẫn lại ca khúc ‘‘L’hymne à l’amour’’ của Edith Piaf (được nhiều người dịch là Thánh kinh của tình yêu), mà các tác giả chương trình đã mời ca sĩ Céline Dion, cũng là một người Công giáo, trình bày vào cuối buổi lễ, như một lời mời gọi những ai chỉ trích, lên án ‘‘sự báng bổ’’, hãy nhớ đến phẩm tính lớn nhất của Thiên Chúa : ‘‘lòng nhân từ’’.

Tin giả về nữ võ sĩ phải bỏ đấu vì nam đối thủ chuyển giới, nhiều chính trị gia tiếp tay

Vấn đề giới tính liên quan đến cộng đồng LGBT+ tại Thế Vận Hội Paris tiếp tục là chủ đề gây phản ứng dữ dội. Trên các mạng xã hội lan tràn tin đồn về việc một nữ vận động viên quyền Anh người Ý, hôm 01/08, buộc phải rời trận đấu chỉ sau 45 giây, ‘‘do gặp phải một đối thủ là nam chuyển giới thành nữ’’. Vận động viên Ý Angela Carini đã không bắt tay đối thủ Angérie Imane Khelif sau trận đấu.

Tin vừa tung ra, ngay lập tức nhiều chính trị gia phản ứng dữ dội. Nữ thủ tướng Ý Georgia Meloni lên án ‘‘một cuộc đấu bất bình đẳng’’. Trên mạng Truth Social, ứng cử viên tổng thống Mỹ Donald Trump đang trong cuộc tranh cử, tuyên bố nếu lên cầm quyền ‘‘sẽ loại bỏ tất cả đàn ông ra khỏi các môn thi giành cho phụ nữ’’. Quan điểm của ông Trump được nhiều chính trị gia Cộng Hòa hưởng ứng.

Tỉ phú Elon Musk, đồng minh của cựu tổng thống, trên mạng X, mà ông sở hữu, tranh thủ cơ hội tấn công ứng cử viên tổng thống đảng Dân Chủ, Kamala Harris. Theo Elon Musk, phó tổng thống Harris chắc chắn ủng hộ quyết định của Ủy Ban Thế Vận Hội cho phép vận động viên Algérie thi đấu, và ‘‘nếu không phải như vậy thì bà ta đã phải lên tiếng bác bỏ’’.

Phó thủ tướng Ý Matteo Salvini khẳng định vận động viên Algérie là ‘‘người chuyển giới’’. Nhiều thành phần cựu hữu Pháp lên án Ủy Ban Thế Vận, với cáo buộc vận động viên này là người ‘‘lưỡng giới’’ hay ‘‘liên giới tính’’ (intersexe).

Trên thực tế, vận động viên Angérie Imane Khelif là phụ nữ, nhưng hồi năm ngoái một liên đoàn quyền Anh thế giới không cho phép cô thi đấu với lý do lượng testosterone, được coi là hormone nam tính, vượt quá tỉ lệ cho phép. Ngược lại, Ủy Ban Thế Vận Hội Quốc tế chấp nhận cho Imane Khelif tham gia, với giải thích ‘‘nhiều phụ nữ có lượng testosterone ngang bằng nam giới’’.

Tin giả chống Thế Vận Hội, kích động hận thù

Theo báo chí Pháp, vận động viên Ý Angela Carini sau đó đã xin lỗi đối thủ vì hành động từ chối bắt tay khiếm nhã, nhưng cử chỉ hối lỗi được đưa ra quá trễ. Vụ tin giả về nữ vận động viên quyền Anh chuyển giới đã góp phần thổi bùng thêm không khí thù hận đối với Thế Vận Hội Paris, Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế và giới LGBT+.

Ngoài tin giả về vận động viên chuyển giới thi đấu bất hợp pháp, Thế Vận Hội Paris cũng là mục tiêu tấn công của nhiều tin giả, như chuyện bịa người Công Giáo biểu tình tại quảng trường Trocardero gần tháp Eiffel sau lễ khai mạc để phản đối, được hàng triệu người truy cập, hay cảnh đường phố Paris bốc cháy sau vụ phá hoại các tuyến đường sắt, hoặc giường của các vận động viên tại làng Olympic làm bằng bìa carton...

Vận động viên Nam - Bắc Hàn chụp chung: Lo ngại bị Bình Nhưỡng trừng phạt

Một hình ảnh đẹp về tình hữu nghị vượt qua vực thẳm ngăn cách tại Thế Vận Hội Paris trong những ngày qua là bức ảnh chụp chung các vận động viên Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên. Ngày 30/07, trong môn bóng bàn đôi nam nữ, hai vận động viên Bắc Triều Tiên Ri Yong Sik và Kim Kum Yong, huy chương bạc, đã đứng chung trong một bức hình với hai vận động viên Lim Jong-hoon và Shin Yu-bin, huy chương đồng. Nhật báo Hàn Quốc JongAng Ilbo vui mừng nhấn mạnh : ‘‘Tấm hình chụp chung với quốc kỳ Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên với một chiếc điện thoại Sam Sung’’. Hai vận động viên Trung Quốc đoạt huy chương vàng cũng có mặt trong tấm hình.

Các kênh truyền hình Hàn Quốc truyền đi liên tục bức hình selfie này, và coi đây là một thời điểm hiếm có, thể hiện sự đoàn kết của hai miền Triều Tiên. ‘‘Đây thực sự là tinh thần Thế Vận Hội’’, theo một nhà bình luận. Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cũng ghi nhận việc dân mạng Hàn Quốc lo ngại về việc các vận động viên Bắc Triều Tiên có thể phải hứng chịu các trừng phạt do chụp ảnh với dân cư quốc gia thù địch.

Về mặt chính thức, Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh từ hơn 70 năm kể từ ngày đình chiến. Kể từ tháng 1/2024, lần đầu tiên Bình Nhưỡng tuyên bố từ bỏ chính sách tái thống nhất, khẳng định Hàn Quốc là kẻ thù chính. Cách nay ít hôm, nhân ngày kỷ niệm chiến tranh bùng nổ, Kim Jong Un đe dọa ‘‘hủy diệt’’ hoàn toàn Hàn Quốc.

Lịch sử nước Pháp gắn bó với thế giới : Câu chuyện ‘‘bốn hồi’’

Cộng tác với Thomas Jolly trong việc biên soạn chương trình Lễ Khai mạc khổng lồ này có sử gia Patrick Boucheron, Collège de France, định chế học thuật hàng đầu của nước Pháp. Giáo sư Boucheron, chủ biên cuốn ‘‘L’histoire mondiale de la France / Lịch sử thế giới của nước Pháp’’ (xuất bản năm 2017), được coi là ‘‘đồng tác giả’’ của chương trình. Ông cho biết phương châm của nhóm khi xây dựng chương trình là tránh hoàn toàn cách làm ‘‘ngạo mạn và phô trương’’ của Trung Quốc với Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, phổ biến ‘‘cách nhìn khuôn mẫu cứng nhắc về lịch sử quốc gia’’.

Với Patrick Boucheron, lịch sử nước Pháp và thế giới gắn bó mật thiết. Sức mạnh của nước Pháp chính nằm ở sự cởi mở, đa dạng, phong phú vô cùng tận. Để nước Pháp tìm được động lực tiếp tục tiến lên, điều quan trọng là tôn trọng toàn bộ sự đa dạng đó, và tìm cách ‘‘chung sống’’ (vivre ensemble), không chấp nhận để ‘‘bị co cụm’’, ‘‘bị chia rẽ’’ (Bài trả lời Le Grand Continent : ''Oui, ça ira.../ Vâng, mọi việc sẽ tốt hơn..."). Được sống với chính mình, đoàn kết, tôn trọng sự thật, hóa giải hận thù là phương châm.

Lễ khai mạc Thế Vận Hội vừa qua là một thể nghiệm hướng đến tương lai - một cốt truyện với nhiều cách hiểu. Nhưng đây mới chỉ là màn thứ nhất của một ‘‘câu chuyện bốn hồi’’. Nhà sử học mời công chúng đón xem ba hồi tiếp: lễ bế mạc Thế Vận Hội (11/08), và lễ khai mạc cùng lễ bế mạc Thế Vận Hội của người tàn tật (28/08 - 08/09).

  continue reading

157 episodes

All episodes

×
 
Loading …

Welcome to Player FM!

Player FM is scanning the web for high-quality podcasts for you to enjoy right now. It's the best podcast app and works on Android, iPhone, and the web. Signup to sync subscriptions across devices.

 

Quick Reference Guide