Artwork

Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.
Player FM - Podcast App
Go offline with the Player FM app!

Đi tìm lâu đài của Kafka - Bài 1 : Nhà văn dò tìm những mạch ngầm

7:25
 
Share
 

Manage episode 421515546 series 1455069
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.

Với ba tiểu thuyết "Vụ Án", "Lâu Đài", "Hóa Thân", Franz Kafka đã trở thành một nhà văn lớn của thế kỷ 20, bên cạnh James Joyce, Marcel Proust. Ông tin chắc rằng có nhiều thế lực vô hình giấu mình trong tâm thức nhà văn và một khi "biển cả đã đóng băng" bị nứt nẻ ra, các hồn vía không tên, bức bách chiếm lĩnh lại ngòi bút của nhà văn.

Trong một lá thư gửi người bạn vào tháng giêng năm 1904, Kafka viết : «Tác phẩm là nhát búa phá vỡ biển cả đã đóng băng trong chúng ta». Kafka đã lấy cuộc đời đặt cược cho văn học như vậy.

Không lấy vợ, đẻ con, không suy tính đến tương lai, mỗi đêm ngồi viết đến tảng sáng, mắc bệnh lao, thổ huyết đều đều, cũng chẳng màng đến hư danh, khi chết để lại chúc thư uỷ thác cho người bạn Max Brod việc thiêu đốt tất cả những sáng tác mà Kafka chưa hoàn tất, chưa ưng ý.

Nhưng may mắn thay, di chúc của Kafka đã bị phản bội. Max Brod đã không ném vào thần lửa các tiểu thuyết như «Vụ Án» và «Lâu Đài». Cùng với truyện ngắn «Hóa Thân», hai truyện dài vừa kể đã bảo đảm cho Kafka vị trí nhà văn lớn nhất thế kỷ 20, bên cạnh James Joyce và Marcel Proust.

Kafka người dò tìm những mạch ngầm

Trong số ba nhà văn lớn được công nhận là người mở đường cho tiểu thuyết hiện đại, Kafka mang nhiều ẩn số nhất, cho dù các tác phẩm của ông dễ đọc hơn nhiều trường thiên tiểu thuyết của Proust hay truyện «Ulysse» của Joyce. Bí ẩn của trường hợp Kafka suốt một thế kỷ vừa qua đã rõ, khi hàng vạn bài viết và tập sách nghiên cứu đề nghị diễn giải ý nghĩa của các tiểu thuyết như «Vụ Án» và «Lâu Đài».

Tuy nhiên, đằng sau các bài phê bình uyên bác, thường phản ảnh dấu ấn những ý thức hệ đương thời, dường như Kafka chỉ nói về mình, về các giấc mộng kinh hoàng của kẻ ngoại cuộc, mãi mãi đi tìm một chỗ đứng trong cuộc đời để viết văn.

Tháng 7 vừa qua, 125 năm sau ngày sinh của Kafka, thế giới kỷ niệm sự kiện này, xem đó là một món nợ phải trả đầy đủ cho một nhà văn đã bắt mạch thời thế, chiêm nghiệm trước những khổ đau của thế kỷ vừa qua, mở đường cho đông đảo các tiểu thuyết gia năm châu. Gabriel Garcia Márquez đã từng tiết lộ, ông đã khám phá được cách viết văn mới khi phát hiện Kafka.

Franz Kafka sinh ngày mồng 3 tháng 7 năm 1883, tại Praha, lúc đó thuộc đế chế Áo Hung, nay là thủ đô cộng hòa Tiệp. Ông mất năm 1924, gần Vienna, thọ 41 tuổi. Cột mốc đánh dấu sự nghiệp của Kafka diễn ra vào buổi tối ngày 22 tháng 9 năm 1912. Lúc ấy, ông dự định viết về một chủ đề khác, nhưng theo lời tường thuật của chính ông, ngòi bút của ông như thần nhập, như lên đồng, ông viết một mạch như ma đuổi truyện ngắn đặt tên là «Bản Án». Chỉ trong một đêm, đến tảng sáng, truyện ngắn này đã hoàn tất.

Phải nói ngay rằng «Bản Án» không phải là bản nháp của «Vụ Án», nhưng ngay từ lúc đó, Kafka như người phá vỡ được ức chế nội tâm, đã kể một câu chuyện về mâu thuẫn giữa cha và con, về sự tàn nhẫn và sự hy sinh, về những bí mật phải che giấu và mặc cảm tội lỗi.

Quan trọng hơn cả, kể từ lúc đó, Kafka đã sáng tạo được cho mình phương pháp chấp bút. Ông đã nắm bắt được một chân lý. Ông tin chắc là có nhiều thế lực vô hình, giấu mình trong tâm thức nhà văn. Chưa biết chừng, đó là vị thần nặc danh hay ác quỷ hay chăng đây chỉ là những bóng ma trong đêm khuya hiện về ? Tầm thường hơn, có lẽ đấy chỉ là thế giới nội tâm, một khi « biển cả đã đóng băng » bị nứt nẻ, các hồn vía không tên, bức bách chiếm lĩnh lại ngòi bút của nhà văn.

Cứ như vậy, Kafka tin chắc vào chính mình để sáng tác và ông đã vắt kiệt sức mình để lại ba tác phẩm được biết đến nhiều nhất là «Hóa Thân», «Vụ Án» và «Lâu Đài».

Trong ba tác phẩm vừa kể, «Hóa Thân», xuất bản năm 1915, đã trở thành kinh điển với nhân vật Grégoire Samsa, một sớm thức giấc, chợt thấy mình hóa thân thành một con bọ cồng kềnh.

«Vụ Án» thì đau xót, dữ dội, với lần đầu tiên trong lịch sử văn học xuất hiện thân phận một con người bị buộc tội oan, mà nạn nhân lại không biết tội danh là gì. Nhưng pháp lệnh không thể nhầm lẫn. Joseph K nhân vật ở đây sẽ bị hai kẻ lạ mặt đến cắt cổ mà anh ta vẫn không ngừng kêu oan. Ngay từ trang đầu, Kafka thu hút độc giả với câu : «Chắc hẳn có người bôi nhọ Joseph K, bởi vì chẳng làm điều gì nên tội, nhưng ông ta đã bị bắt vào một buổi sáng».

«Lâu Đài», truyện dài viết dở dang. Mở đầu ở trang nhất như sau : «Đó là vào một chiều tối, khi K đã đến đây. Ngôi làng phủ đầy tuyết. Không thể nhìn thấy ngọn đồi toà Lâu Đài với sương mù và bóng tối vây quanh. Không có dù chỉ một đốm sáng nào cho biết sự hiện hữu của một tòa lâu đài to lớn. K dừng lại một hồi lâu bên chiếc cầu gỗ trên con đường dẫn đến ngôi làng và ngẩng nhìn về phía có thể tưởng chừng chỉ là một khoảng không».

Câu chuyện «Lâu Đài» của Kafka mở màn như vậy, đơn giản, nhẹ nhàng, khúc chiết. Tất cả đều bình dị, ngoại trừ nhân vật ở đây lại không có tên hay nói đúng hơn, người này chỉ được nêu danh bằng ký hiệu chữ K. Đêm đó, K trú ngụ tại ngôi làng. Hôm sau, K hỏi han, tìm cách tiếp xúc với Lâu Đài. Là người đạc điền, K nói đã nhận được hợp đồng để làm việc tại Lâu Đài. Tuy nhiên, suốt thời gian sau, mặc dù kiên định đến đâu, K vẫn không được phép băng qua cửa tòa Lâu Đài để yết kiến chủ nhân của nó.

Hoàn cảnh của K, cả làng ai cũng biết. Lâu Đài gửi những trợ lý xuống làng, tiếp chuyện với K, thậm chí có cả hai gã thanh niên được phái xuống làng để giúp đỡ K, nhưng thâu nhận K thì điều này chẳng bao giờ Lâu Đài chấp thuận. Ngày tháng qua, K sinh hoạt ở ngôi làng dưới chân đồi, chờ đợi cơ hội, ngóng trông một tín hiệu của Lâu Đài, sẽ không bao giờ đến. Thế giới của Lâu Đài, anh ta chỉ biết qua trung gian hay những phản ảnh gián tiếp. Cửa Lâu Đài vẫn đóng. Kể đến đây, chưa đủ thời gian kết thúc tiểu thuyết, Franz Kafka đã qua đời.

(Tạp chí đăng lần đầu ngày 12/09/2008)

  continue reading

23 episodes

Artwork
iconShare
 
Manage episode 421515546 series 1455069
Content provided by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt. All podcast content including episodes, graphics, and podcast descriptions are uploaded and provided directly by France Médias Monde and RFI Tiếng Việt or their podcast platform partner. If you believe someone is using your copyrighted work without your permission, you can follow the process outlined here https://player.fm/legal.

Với ba tiểu thuyết "Vụ Án", "Lâu Đài", "Hóa Thân", Franz Kafka đã trở thành một nhà văn lớn của thế kỷ 20, bên cạnh James Joyce, Marcel Proust. Ông tin chắc rằng có nhiều thế lực vô hình giấu mình trong tâm thức nhà văn và một khi "biển cả đã đóng băng" bị nứt nẻ ra, các hồn vía không tên, bức bách chiếm lĩnh lại ngòi bút của nhà văn.

Trong một lá thư gửi người bạn vào tháng giêng năm 1904, Kafka viết : «Tác phẩm là nhát búa phá vỡ biển cả đã đóng băng trong chúng ta». Kafka đã lấy cuộc đời đặt cược cho văn học như vậy.

Không lấy vợ, đẻ con, không suy tính đến tương lai, mỗi đêm ngồi viết đến tảng sáng, mắc bệnh lao, thổ huyết đều đều, cũng chẳng màng đến hư danh, khi chết để lại chúc thư uỷ thác cho người bạn Max Brod việc thiêu đốt tất cả những sáng tác mà Kafka chưa hoàn tất, chưa ưng ý.

Nhưng may mắn thay, di chúc của Kafka đã bị phản bội. Max Brod đã không ném vào thần lửa các tiểu thuyết như «Vụ Án» và «Lâu Đài». Cùng với truyện ngắn «Hóa Thân», hai truyện dài vừa kể đã bảo đảm cho Kafka vị trí nhà văn lớn nhất thế kỷ 20, bên cạnh James Joyce và Marcel Proust.

Kafka người dò tìm những mạch ngầm

Trong số ba nhà văn lớn được công nhận là người mở đường cho tiểu thuyết hiện đại, Kafka mang nhiều ẩn số nhất, cho dù các tác phẩm của ông dễ đọc hơn nhiều trường thiên tiểu thuyết của Proust hay truyện «Ulysse» của Joyce. Bí ẩn của trường hợp Kafka suốt một thế kỷ vừa qua đã rõ, khi hàng vạn bài viết và tập sách nghiên cứu đề nghị diễn giải ý nghĩa của các tiểu thuyết như «Vụ Án» và «Lâu Đài».

Tuy nhiên, đằng sau các bài phê bình uyên bác, thường phản ảnh dấu ấn những ý thức hệ đương thời, dường như Kafka chỉ nói về mình, về các giấc mộng kinh hoàng của kẻ ngoại cuộc, mãi mãi đi tìm một chỗ đứng trong cuộc đời để viết văn.

Tháng 7 vừa qua, 125 năm sau ngày sinh của Kafka, thế giới kỷ niệm sự kiện này, xem đó là một món nợ phải trả đầy đủ cho một nhà văn đã bắt mạch thời thế, chiêm nghiệm trước những khổ đau của thế kỷ vừa qua, mở đường cho đông đảo các tiểu thuyết gia năm châu. Gabriel Garcia Márquez đã từng tiết lộ, ông đã khám phá được cách viết văn mới khi phát hiện Kafka.

Franz Kafka sinh ngày mồng 3 tháng 7 năm 1883, tại Praha, lúc đó thuộc đế chế Áo Hung, nay là thủ đô cộng hòa Tiệp. Ông mất năm 1924, gần Vienna, thọ 41 tuổi. Cột mốc đánh dấu sự nghiệp của Kafka diễn ra vào buổi tối ngày 22 tháng 9 năm 1912. Lúc ấy, ông dự định viết về một chủ đề khác, nhưng theo lời tường thuật của chính ông, ngòi bút của ông như thần nhập, như lên đồng, ông viết một mạch như ma đuổi truyện ngắn đặt tên là «Bản Án». Chỉ trong một đêm, đến tảng sáng, truyện ngắn này đã hoàn tất.

Phải nói ngay rằng «Bản Án» không phải là bản nháp của «Vụ Án», nhưng ngay từ lúc đó, Kafka như người phá vỡ được ức chế nội tâm, đã kể một câu chuyện về mâu thuẫn giữa cha và con, về sự tàn nhẫn và sự hy sinh, về những bí mật phải che giấu và mặc cảm tội lỗi.

Quan trọng hơn cả, kể từ lúc đó, Kafka đã sáng tạo được cho mình phương pháp chấp bút. Ông đã nắm bắt được một chân lý. Ông tin chắc là có nhiều thế lực vô hình, giấu mình trong tâm thức nhà văn. Chưa biết chừng, đó là vị thần nặc danh hay ác quỷ hay chăng đây chỉ là những bóng ma trong đêm khuya hiện về ? Tầm thường hơn, có lẽ đấy chỉ là thế giới nội tâm, một khi « biển cả đã đóng băng » bị nứt nẻ, các hồn vía không tên, bức bách chiếm lĩnh lại ngòi bút của nhà văn.

Cứ như vậy, Kafka tin chắc vào chính mình để sáng tác và ông đã vắt kiệt sức mình để lại ba tác phẩm được biết đến nhiều nhất là «Hóa Thân», «Vụ Án» và «Lâu Đài».

Trong ba tác phẩm vừa kể, «Hóa Thân», xuất bản năm 1915, đã trở thành kinh điển với nhân vật Grégoire Samsa, một sớm thức giấc, chợt thấy mình hóa thân thành một con bọ cồng kềnh.

«Vụ Án» thì đau xót, dữ dội, với lần đầu tiên trong lịch sử văn học xuất hiện thân phận một con người bị buộc tội oan, mà nạn nhân lại không biết tội danh là gì. Nhưng pháp lệnh không thể nhầm lẫn. Joseph K nhân vật ở đây sẽ bị hai kẻ lạ mặt đến cắt cổ mà anh ta vẫn không ngừng kêu oan. Ngay từ trang đầu, Kafka thu hút độc giả với câu : «Chắc hẳn có người bôi nhọ Joseph K, bởi vì chẳng làm điều gì nên tội, nhưng ông ta đã bị bắt vào một buổi sáng».

«Lâu Đài», truyện dài viết dở dang. Mở đầu ở trang nhất như sau : «Đó là vào một chiều tối, khi K đã đến đây. Ngôi làng phủ đầy tuyết. Không thể nhìn thấy ngọn đồi toà Lâu Đài với sương mù và bóng tối vây quanh. Không có dù chỉ một đốm sáng nào cho biết sự hiện hữu của một tòa lâu đài to lớn. K dừng lại một hồi lâu bên chiếc cầu gỗ trên con đường dẫn đến ngôi làng và ngẩng nhìn về phía có thể tưởng chừng chỉ là một khoảng không».

Câu chuyện «Lâu Đài» của Kafka mở màn như vậy, đơn giản, nhẹ nhàng, khúc chiết. Tất cả đều bình dị, ngoại trừ nhân vật ở đây lại không có tên hay nói đúng hơn, người này chỉ được nêu danh bằng ký hiệu chữ K. Đêm đó, K trú ngụ tại ngôi làng. Hôm sau, K hỏi han, tìm cách tiếp xúc với Lâu Đài. Là người đạc điền, K nói đã nhận được hợp đồng để làm việc tại Lâu Đài. Tuy nhiên, suốt thời gian sau, mặc dù kiên định đến đâu, K vẫn không được phép băng qua cửa tòa Lâu Đài để yết kiến chủ nhân của nó.

Hoàn cảnh của K, cả làng ai cũng biết. Lâu Đài gửi những trợ lý xuống làng, tiếp chuyện với K, thậm chí có cả hai gã thanh niên được phái xuống làng để giúp đỡ K, nhưng thâu nhận K thì điều này chẳng bao giờ Lâu Đài chấp thuận. Ngày tháng qua, K sinh hoạt ở ngôi làng dưới chân đồi, chờ đợi cơ hội, ngóng trông một tín hiệu của Lâu Đài, sẽ không bao giờ đến. Thế giới của Lâu Đài, anh ta chỉ biết qua trung gian hay những phản ảnh gián tiếp. Cửa Lâu Đài vẫn đóng. Kể đến đây, chưa đủ thời gian kết thúc tiểu thuyết, Franz Kafka đã qua đời.

(Tạp chí đăng lần đầu ngày 12/09/2008)

  continue reading

23 episodes

All episodes

×
 
Loading …

Welcome to Player FM!

Player FM is scanning the web for high-quality podcasts for you to enjoy right now. It's the best podcast app and works on Android, iPhone, and the web. Signup to sync subscriptions across devices.

 

Quick Reference Guide