Go offline with the Player FM app!
Việt Nam trước chiến lược “mưa dầm thấm lâu” của Trung Quốc để độc chiếm Biển Đông
Manage episode 428990377 series 1455068
Ngày 12/07/2024 đánh dấu tròn 8 năm Tòa Trọng Tài Quốc Tế xác định rằng các yêu sách hàng hải mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Phán quyết cuối cùng của Tòa đã được Việt Nam “hoan nghênh” cùng với tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình”.
Tám năm sau, Việt Nam, Philippines vẫn phải đối phó với những hành động bạo lực, hăm dọa của Trung Quốc trong chiến lược “mưa dầm thấm lâu” độc chiếm Biển Đông (1). “Các hành động của Trung Quốc phản ánh sự coi thường trắng trợn đối với luật pháp quốc tế”, theo thông cáo của ngoại trưởng Mỹ ngày 11/07. Phía Liên Hiệp Châu Âu khẳng định trong một tuyên bố ngày 12/07 rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 có giá trị ràng buộc pháp lý đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, chỉ có luật quốc gia của Trung Quốc mới có giá trị ở Biển Đông, theo nhận định của nhà phân tích, nghiên cứu độc lập Lénaïck Le Peutrec trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt ngày 11/07/2024.
Chiến lược này được ban thành luật về vùng lãnh hải tháng 02/1992. Thoạt nhìn định nghĩa “lãnh hải” của Bắc Kinh phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà Trung Quốc là thành viên. Nhưng điểm nguy hiểm nằm ở tuyên bố 1958, được nhắc lại trong bộ luật 1992, theo đó lãnh thổ đất liền của Trung Quốc bao gồm Đài Loan và các nhóm đảo khác như Sankaku/Điếu Ngư (tranh chấp với Nhật Bản), Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa), Nam Sa (quần đảo Trường Sa).
RFI : Lénaïck Le Peutrec, bà là tác giả bài phân tích “Trung Quốc trong những xung đột ở Biển Đông : giải mã một trật tự mới mang màu sắc Trung Hoa”, đăng trên Asia Focus tháng 05/2024 của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến lược Pháp - IRIS (2). Trong bài viết, bà nhấn mạnh rằng luật về lãnh hải năm 1992 là một bộ luật quốc gia, thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục những đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông theo từng chặng, để tạo thành những “chuyện đã rồi” bất chấp luật pháp quốc tế. Theo thời gian, những tích tụ đó chuyển thành một sự thay đổi chiến lược quan trọng. Vậy chiến lược của Trung Quốc là gì ? Liệu vì những yêu sách đó, Trung Quốc sẽ không bao giờ nhân nhượng ở Biển Đông ?
Lénaïck Le Peutrec : Những yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông nằm trong nỗ lực toàn vẹn lãnh thổ rộng lớn hơn của Trung Quốc. Cho nên chúng được ghi khắc trong những lợi ích cơ bản của Trung Quốc, giống như đối với đảo Đài Loan. Bắc Kinh đưa ra lập luận đòi chủ quyền dựa vào các quyền lịch sử, nguyên tắc hiện diện lâu đời được cho là được chứng thực bằng các văn bản có từ thời nhà Tống, tức là từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 13.
Do đó, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với 80 đến 90% diện tích Biển Đông. Yêu sách này được chính thức ghi trong tài liệu “đường 9 đoạn”, lần đầu tiên được chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố chính thức bằng một công hàm ngoại giao gửi tới Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2019. Bản thân tuyên bố này đã là một hành động kiểu “chuyện đã rồi”. Thêm vào đó còn có rất nhiều luật quốc gia khác củng cố cho những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Bắc Kinh viện vào đó để biện minh cho hành động của họ.
Như vậy luật về vùng lãnh hải năm 1992 đã chọn định nghĩa rộng hơn về các vùng biển của Trung Quốc, trên thực tế bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong khi Philippines, Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền. Chính nhờ dựa vào những quyền lịch sử từ xa xưa, không thể chối cãi ở Biển Đông và dựa trên luật pháp quốc gia xác quyết chủ quyền - được coi là “chuyện đã rồi” - mà Trung Quốc liên tục đưa tầu đánh cá vào các vùng biển có tranh chấp, thường xuyên tổ chức tuần tra hải cảnh, tiến hành hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo và thành lập các đơn vị, cơ quan hành chính mà trên thực tế là để thiết lập chủ quyền.
RFI : Tháng 03/2024, Trung Quốc thông báo xác lập đường cơ sở ở vịnh Bắc Bộ. Thêm vào đó là hành động hung hăng, ví dụ những sự cố với Philippines ở Bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough trong thời gian gần đây… Phải chăng tất cả những hành động đó nằm trong chiến lược khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ?
Lénaïck Le Peutrec : Việc phân định đường cơ sở là một chủ đề hết sức nhạy cảm ở Biển Đông để chúng ta có thể hiểu được bản chất chiến lược. Bởi vì Biển Đông là nơi chồng chéo những yêu sách chủ quyền giữa phần lớn các quốc gia ven biển. Các đường cơ sở có tính chiến lược mạnh mẽ vì chúng chi phối việc tính toán đường biên giới lãnh thổ của quốc gia ven biển, vùng nội thủy và các vùng biển nằm trong quyền tài phán của họ. Những vùng biển này là các vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Qua đó, người ta có thể thấy đó là “cánh tay nối dài” trong hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên thực tế. Như tôi giải thích, phương thức hoạt động của Bắc Kinh bắt đầu từ một “chuyện đã rồi”. Trường hợp này chính là một ví dụ vì Trung Quốc đơn phương tuyên bố một đường cơ sở mới. Điều đáng quan ngại là Trung Quốc tiếp tục áp dụng cách hành động duy nhất đó, có nghĩa là viện đến luật quốc gia để áp đặt cơ sở pháp lý cho những hành động của họ.
Những sự cố gần đây trong khu vực Bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough nằm trong chiến lược hành động của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2004. Cần phải lưu ý rằng những hành động này còn được củng cố thêm nhờ những biện pháp mới trong luật hải cảnh, có hiệu lực từ ngày 15/06/2024, cho phép bắt giữ tàu nước ngoài ở Biển Đông và giam giữ thủy thủ đoàn mà không cần xét xử.
RFI : Vẫn trong bài viết trên Asia Focus của Viện IRIS, bà nhấn mạnh rằng “chính sách láng giềng hữu hảo của Trung Quốc hiện nay, được suy tính để cổ vũ việc hội nhập kinh tế trong vùng, có thể được coi là một tầm nhìn được cập nhật về hệ thống triều cống của đế quốc Trung Quốc”. Tại sao nên cảnh giác với chính sách này ? Các nước láng giềng sẽ gặp rủi ro gì trong xung đột chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc ?
Lénaïck Le Peutrec : Trong câu hỏi này có những yếu tố lịch sử và văn hóa mà tôi cho rằng cần phải nêu bật, song song với những yếu tố thực tế, để hiểu đầy đủ hơn về hành động của Trung Quốc.
Yếu tố đầu tiên mà tôi muốn lưu ý là tầm nhìn mang tính chu kỳ về lịch sử mà Trung Quốc vẫn chia sẻ. Điều này có thể được tóm tắt hoàn hảo trong câu tục ngữ Trung Quốc, tạm dịch “thống nhất lâu dài thì phải chia cắt, chia rẽ lâu thì phải đoàn tụ”. Nền văn minh Trung Quốc được đánh dấu bằng một lập luận lịch sử, theo đó “sau phân chia sẽ là sự thống nhất”.
Điểm thứ hai, tôi muốn đề cập đến cách nhìn của Trung Quốc về vị trí trung tâm. Ngay tên gọi “Trung Quốc” - có nghĩa là “vùng đất ở giữa” - đã thể hiện rõ cách nhìn đó. Xuất phát từ vị trí trung tâm, Trung Quốc sống theo cách hiểu về địa lý thế giới xung quanh được định nghĩa theo cách nhìn của họ. Có thể thấy đa số những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông được đặt tên theo vị trí của chúng so với Trung Quốc, ví dụ quần đảo Hoàng Sa (Paracels) được gọi là Tây Sa, Trường Sa (Spratleys) là Nam Sa, bãi ngầm Macclesfield là Trung Sa.
- Đọc thêm : Khó khăn kinh tế Trung Quốc đe dọa ASEAN
Chính sách láng giềng hữu hảo của Bắc Kinh cũng thể hiện một phần tầm nhìn về vai trò trung tâm của Trung Quốc. Trên thực tế, chính sách - được lập ra để khuyến khích hội nhập kinh tế khu vực - có thể được coi như là một quan niệm được cập nhật về hệ thống triều cống của đế chế Trung Hoa, dựa trên tính trung tâm của họ. Những điều kiện dễ dàng về kinh tế và thương mại được Trung Quốc chấp thuận thời nay thay thế cho sự bảo vệ của họ ngày trước, còn quyền lực và những lợi ích mà họ thu được thay cho những cống vật của các nước chư hầu ngày xưa. Tình thế này để lại rất ít khả năng hành động cho các nước ven biển láng giềng - những nước không có sức mạnh kinh tế hoặc năng lực tấn công quân sự như Trung Quốc.
Cuối cùng phải nhắc đến việc ASEAN gần như tê liệt. Nội bộ Hiệp hội các nước Đông Nam Á bất đồng nhau trong xung đột lãnh thổ với Trung Quốc. Từ nhiều năm nay, ASEAN tìm cách thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) mà họ muốn có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng đến giờ vẫn bị Bắc Kinh một mực phản đối.
RFI : Tại sao Biển Đông lại là một khu vực thử nghiệm để Trung Quốc áp đặt tầm nhìn của họ về một trật tự thế giới mới, như bà nêu trong bài phân tích ?
Lénaïck Le Peutrec : Trước tiên, tôi nghĩ là cần phải hiểu được những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay đúng hơn là những động cơ của họ. Theo tôi, có ba động cơ.
Thứ nhất về mặt khai thác, việc bảo đảm tiếp tục các hoạt động đánh bắt hải sản, bảo vệ và khai thác các nguồn năng lượng, khoáng sản là việc cần thiết cho sự thúc đẩy phát triển của Trung Quốc. Tiếp theo là phải bảo đảm các nguồn tiếp cận với các tuyến hàng hải, đặc biệt là ưu tiên tiếp cận Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vì đây là những tuyến đường thiết yếu để dòng chảy thương mại của Trung Quốc được luân chuyển. Về mặt an ninh, việc tự do lưu thông ở Biển Đông là phương tiện quan trọng cho uy tín về năng lực răn đe trên biển của Trung Quốc. Phần lớn các căn cứ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc nằm trên đảo Hải Nam, ở phía bắc Biển Đông.
Cũng đừng quên sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực làm tăng thêm cảm giác bất an của Trung Quốc, cũng như việc Hoa Kỳ tăng cường rõ rệt các liên minh với các nước trong khu vực trong thời gian gần đây để công khai chống lại sự trỗi dậy ngày càng tăng của Trung Quốc. Cấu trúc địa lý của Biển Đông cũng đặt Trung Quốc vào thế bị lọt thỏm và phụ thuộc lớn vào eo biển Malacca, tuyến đường thương mại chính của nước này. Từ năm 2023, Trung Quốc đã nhấn mạnh đến sự phụ thuộc quá mức của họ vào điểm trung chuyển này, cùng với sự bấp bênh về nguồn cung năng lượng do thiếu tuyến hàng hải thay thế.
Bị thúc đẩy vì cảm giác bất an, Trung Quốc quyết tâm bảo đảm các lợi ích cơ bản của họ, bao gồm cả việc thống nhất đất nước, vốn là trọng tâm trong chính sách tái sinh vĩ đại của Trung Quốc và cũng là chính sách quan trọng hàng đầu của kỷ nguyên Tập Cận Bình. Những động cơ này của Trung Quốc khiến chúng ta nghĩ rằng Bắc Kinh có lẽ sẽ thử phản ứng của cộng đồng quốc tế về Biển Đông bằng cách dần dần gặm những không gian mà họ tuyên bố thuộc về mình. Do đó, Biển Đông sẽ là địa điểm thử nghiệm đầu tiên về một trật tự mới mang màu sắc Trung Hoa, trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là thống nhất với đảo Đài Loan.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà phân tích, nghiên cứu Lénaïck Le Peutrec.
(2) Lénaïck Le Peutrec, "La Chine dans les conflits en mer de Chine méridionale : décryptage d’un nouvel ordre aux caractéristiques chinoises", Asia Focus, mai 2024, IRIS.
58 episodes
Manage episode 428990377 series 1455068
Ngày 12/07/2024 đánh dấu tròn 8 năm Tòa Trọng Tài Quốc Tế xác định rằng các yêu sách hàng hải mở rộng của Trung Quốc ở Biển Đông là không phù hợp với luật pháp quốc tế. Phán quyết cuối cùng của Tòa đã được Việt Nam “hoan nghênh” cùng với tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình”.
Tám năm sau, Việt Nam, Philippines vẫn phải đối phó với những hành động bạo lực, hăm dọa của Trung Quốc trong chiến lược “mưa dầm thấm lâu” độc chiếm Biển Đông (1). “Các hành động của Trung Quốc phản ánh sự coi thường trắng trợn đối với luật pháp quốc tế”, theo thông cáo của ngoại trưởng Mỹ ngày 11/07. Phía Liên Hiệp Châu Âu khẳng định trong một tuyên bố ngày 12/07 rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực năm 2016 có giá trị ràng buộc pháp lý đối với các bên liên quan. Tuy nhiên, đối với Bắc Kinh, chỉ có luật quốc gia của Trung Quốc mới có giá trị ở Biển Đông, theo nhận định của nhà phân tích, nghiên cứu độc lập Lénaïck Le Peutrec trong buổi phỏng vấn với RFI Tiếng Việt ngày 11/07/2024.
Chiến lược này được ban thành luật về vùng lãnh hải tháng 02/1992. Thoạt nhìn định nghĩa “lãnh hải” của Bắc Kinh phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 mà Trung Quốc là thành viên. Nhưng điểm nguy hiểm nằm ở tuyên bố 1958, được nhắc lại trong bộ luật 1992, theo đó lãnh thổ đất liền của Trung Quốc bao gồm Đài Loan và các nhóm đảo khác như Sankaku/Điếu Ngư (tranh chấp với Nhật Bản), Bành Hồ, Đông Sa, Tây Sa (quần đảo Hoàng Sa), Nam Sa (quần đảo Trường Sa).
RFI : Lénaïck Le Peutrec, bà là tác giả bài phân tích “Trung Quốc trong những xung đột ở Biển Đông : giải mã một trật tự mới mang màu sắc Trung Hoa”, đăng trên Asia Focus tháng 05/2024 của Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến lược Pháp - IRIS (2). Trong bài viết, bà nhấn mạnh rằng luật về lãnh hải năm 1992 là một bộ luật quốc gia, thúc đẩy Trung Quốc tiếp tục những đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông theo từng chặng, để tạo thành những “chuyện đã rồi” bất chấp luật pháp quốc tế. Theo thời gian, những tích tụ đó chuyển thành một sự thay đổi chiến lược quan trọng. Vậy chiến lược của Trung Quốc là gì ? Liệu vì những yêu sách đó, Trung Quốc sẽ không bao giờ nhân nhượng ở Biển Đông ?
Lénaïck Le Peutrec : Những yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Đông nằm trong nỗ lực toàn vẹn lãnh thổ rộng lớn hơn của Trung Quốc. Cho nên chúng được ghi khắc trong những lợi ích cơ bản của Trung Quốc, giống như đối với đảo Đài Loan. Bắc Kinh đưa ra lập luận đòi chủ quyền dựa vào các quyền lịch sử, nguyên tắc hiện diện lâu đời được cho là được chứng thực bằng các văn bản có từ thời nhà Tống, tức là từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 13.
Do đó, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với 80 đến 90% diện tích Biển Đông. Yêu sách này được chính thức ghi trong tài liệu “đường 9 đoạn”, lần đầu tiên được chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công bố chính thức bằng một công hàm ngoại giao gửi tới Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2019. Bản thân tuyên bố này đã là một hành động kiểu “chuyện đã rồi”. Thêm vào đó còn có rất nhiều luật quốc gia khác củng cố cho những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và Bắc Kinh viện vào đó để biện minh cho hành động của họ.
Như vậy luật về vùng lãnh hải năm 1992 đã chọn định nghĩa rộng hơn về các vùng biển của Trung Quốc, trên thực tế bao gồm cả quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, trong khi Philippines, Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền. Chính nhờ dựa vào những quyền lịch sử từ xa xưa, không thể chối cãi ở Biển Đông và dựa trên luật pháp quốc gia xác quyết chủ quyền - được coi là “chuyện đã rồi” - mà Trung Quốc liên tục đưa tầu đánh cá vào các vùng biển có tranh chấp, thường xuyên tổ chức tuần tra hải cảnh, tiến hành hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo và thành lập các đơn vị, cơ quan hành chính mà trên thực tế là để thiết lập chủ quyền.
RFI : Tháng 03/2024, Trung Quốc thông báo xác lập đường cơ sở ở vịnh Bắc Bộ. Thêm vào đó là hành động hung hăng, ví dụ những sự cố với Philippines ở Bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough trong thời gian gần đây… Phải chăng tất cả những hành động đó nằm trong chiến lược khẳng định chủ quyền của Trung Quốc ?
Lénaïck Le Peutrec : Việc phân định đường cơ sở là một chủ đề hết sức nhạy cảm ở Biển Đông để chúng ta có thể hiểu được bản chất chiến lược. Bởi vì Biển Đông là nơi chồng chéo những yêu sách chủ quyền giữa phần lớn các quốc gia ven biển. Các đường cơ sở có tính chiến lược mạnh mẽ vì chúng chi phối việc tính toán đường biên giới lãnh thổ của quốc gia ven biển, vùng nội thủy và các vùng biển nằm trong quyền tài phán của họ. Những vùng biển này là các vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế.
Qua đó, người ta có thể thấy đó là “cánh tay nối dài” trong hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên thực tế. Như tôi giải thích, phương thức hoạt động của Bắc Kinh bắt đầu từ một “chuyện đã rồi”. Trường hợp này chính là một ví dụ vì Trung Quốc đơn phương tuyên bố một đường cơ sở mới. Điều đáng quan ngại là Trung Quốc tiếp tục áp dụng cách hành động duy nhất đó, có nghĩa là viện đến luật quốc gia để áp đặt cơ sở pháp lý cho những hành động của họ.
Những sự cố gần đây trong khu vực Bãi Cỏ Mây và bãi cạn Scarborough nằm trong chiến lược hành động của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2004. Cần phải lưu ý rằng những hành động này còn được củng cố thêm nhờ những biện pháp mới trong luật hải cảnh, có hiệu lực từ ngày 15/06/2024, cho phép bắt giữ tàu nước ngoài ở Biển Đông và giam giữ thủy thủ đoàn mà không cần xét xử.
RFI : Vẫn trong bài viết trên Asia Focus của Viện IRIS, bà nhấn mạnh rằng “chính sách láng giềng hữu hảo của Trung Quốc hiện nay, được suy tính để cổ vũ việc hội nhập kinh tế trong vùng, có thể được coi là một tầm nhìn được cập nhật về hệ thống triều cống của đế quốc Trung Quốc”. Tại sao nên cảnh giác với chính sách này ? Các nước láng giềng sẽ gặp rủi ro gì trong xung đột chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc ?
Lénaïck Le Peutrec : Trong câu hỏi này có những yếu tố lịch sử và văn hóa mà tôi cho rằng cần phải nêu bật, song song với những yếu tố thực tế, để hiểu đầy đủ hơn về hành động của Trung Quốc.
Yếu tố đầu tiên mà tôi muốn lưu ý là tầm nhìn mang tính chu kỳ về lịch sử mà Trung Quốc vẫn chia sẻ. Điều này có thể được tóm tắt hoàn hảo trong câu tục ngữ Trung Quốc, tạm dịch “thống nhất lâu dài thì phải chia cắt, chia rẽ lâu thì phải đoàn tụ”. Nền văn minh Trung Quốc được đánh dấu bằng một lập luận lịch sử, theo đó “sau phân chia sẽ là sự thống nhất”.
Điểm thứ hai, tôi muốn đề cập đến cách nhìn của Trung Quốc về vị trí trung tâm. Ngay tên gọi “Trung Quốc” - có nghĩa là “vùng đất ở giữa” - đã thể hiện rõ cách nhìn đó. Xuất phát từ vị trí trung tâm, Trung Quốc sống theo cách hiểu về địa lý thế giới xung quanh được định nghĩa theo cách nhìn của họ. Có thể thấy đa số những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông được đặt tên theo vị trí của chúng so với Trung Quốc, ví dụ quần đảo Hoàng Sa (Paracels) được gọi là Tây Sa, Trường Sa (Spratleys) là Nam Sa, bãi ngầm Macclesfield là Trung Sa.
- Đọc thêm : Khó khăn kinh tế Trung Quốc đe dọa ASEAN
Chính sách láng giềng hữu hảo của Bắc Kinh cũng thể hiện một phần tầm nhìn về vai trò trung tâm của Trung Quốc. Trên thực tế, chính sách - được lập ra để khuyến khích hội nhập kinh tế khu vực - có thể được coi như là một quan niệm được cập nhật về hệ thống triều cống của đế chế Trung Hoa, dựa trên tính trung tâm của họ. Những điều kiện dễ dàng về kinh tế và thương mại được Trung Quốc chấp thuận thời nay thay thế cho sự bảo vệ của họ ngày trước, còn quyền lực và những lợi ích mà họ thu được thay cho những cống vật của các nước chư hầu ngày xưa. Tình thế này để lại rất ít khả năng hành động cho các nước ven biển láng giềng - những nước không có sức mạnh kinh tế hoặc năng lực tấn công quân sự như Trung Quốc.
Cuối cùng phải nhắc đến việc ASEAN gần như tê liệt. Nội bộ Hiệp hội các nước Đông Nam Á bất đồng nhau trong xung đột lãnh thổ với Trung Quốc. Từ nhiều năm nay, ASEAN tìm cách thông qua một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) mà họ muốn có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng đến giờ vẫn bị Bắc Kinh một mực phản đối.
RFI : Tại sao Biển Đông lại là một khu vực thử nghiệm để Trung Quốc áp đặt tầm nhìn của họ về một trật tự thế giới mới, như bà nêu trong bài phân tích ?
Lénaïck Le Peutrec : Trước tiên, tôi nghĩ là cần phải hiểu được những yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông hay đúng hơn là những động cơ của họ. Theo tôi, có ba động cơ.
Thứ nhất về mặt khai thác, việc bảo đảm tiếp tục các hoạt động đánh bắt hải sản, bảo vệ và khai thác các nguồn năng lượng, khoáng sản là việc cần thiết cho sự thúc đẩy phát triển của Trung Quốc. Tiếp theo là phải bảo đảm các nguồn tiếp cận với các tuyến hàng hải, đặc biệt là ưu tiên tiếp cận Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương vì đây là những tuyến đường thiết yếu để dòng chảy thương mại của Trung Quốc được luân chuyển. Về mặt an ninh, việc tự do lưu thông ở Biển Đông là phương tiện quan trọng cho uy tín về năng lực răn đe trên biển của Trung Quốc. Phần lớn các căn cứ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc nằm trên đảo Hải Nam, ở phía bắc Biển Đông.
Cũng đừng quên sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ trong khu vực làm tăng thêm cảm giác bất an của Trung Quốc, cũng như việc Hoa Kỳ tăng cường rõ rệt các liên minh với các nước trong khu vực trong thời gian gần đây để công khai chống lại sự trỗi dậy ngày càng tăng của Trung Quốc. Cấu trúc địa lý của Biển Đông cũng đặt Trung Quốc vào thế bị lọt thỏm và phụ thuộc lớn vào eo biển Malacca, tuyến đường thương mại chính của nước này. Từ năm 2023, Trung Quốc đã nhấn mạnh đến sự phụ thuộc quá mức của họ vào điểm trung chuyển này, cùng với sự bấp bênh về nguồn cung năng lượng do thiếu tuyến hàng hải thay thế.
Bị thúc đẩy vì cảm giác bất an, Trung Quốc quyết tâm bảo đảm các lợi ích cơ bản của họ, bao gồm cả việc thống nhất đất nước, vốn là trọng tâm trong chính sách tái sinh vĩ đại của Trung Quốc và cũng là chính sách quan trọng hàng đầu của kỷ nguyên Tập Cận Bình. Những động cơ này của Trung Quốc khiến chúng ta nghĩ rằng Bắc Kinh có lẽ sẽ thử phản ứng của cộng đồng quốc tế về Biển Đông bằng cách dần dần gặm những không gian mà họ tuyên bố thuộc về mình. Do đó, Biển Đông sẽ là địa điểm thử nghiệm đầu tiên về một trật tự mới mang màu sắc Trung Hoa, trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo, đó là thống nhất với đảo Đài Loan.
RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn nhà phân tích, nghiên cứu Lénaïck Le Peutrec.
(2) Lénaïck Le Peutrec, "La Chine dans les conflits en mer de Chine méridionale : décryptage d’un nouvel ordre aux caractéristiques chinoises", Asia Focus, mai 2024, IRIS.
58 episodes
All episodes
×Welcome to Player FM!
Player FM is scanning the web for high-quality podcasts for you to enjoy right now. It's the best podcast app and works on Android, iPhone, and the web. Signup to sync subscriptions across devices.